Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103951
Nhan đề: Thập tam hãng - Tổ chức quản lý ngoại thương của nhà Thanh
Tác giả: Nguyễn, Văn Nguyên
Trần, Thị Thủy
Từ khoá: Thập tam hãng
Quảng Châu
Nhất khẩu thông thương
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc;Số 07 .-Tr.43-53
Tóm tắt: Trung Quốc thế kỷ XVIII được gọi là thời “Khang Càn thịnh thế”. Đây cũng là thời kỳ thương mại sôi động với hoạt động của các tàu buôn phương Tây. Mục tiêu của những thương thuyền là lợi nhuận nhưng cũng kéo theo sự cạnh tranh, cướp bóc lẫn nhau và nhất là những chiêu trò trốn thuế tại các cảng biển. Để kiểm soát hoạt động ngoại thương cũng như đảm bảo phòng vệ biển, chính quyền Mãn Thanh thời Càn Long đã quyết định sử dụng hệ thống các dương hãng ở Quảng Châu để thực hiện các nghiệp vụ quản lý ngoại thương, và nhất là đảm bảo chống thất thu thuế cho nhà nước. Hệ thống các dương hãng này hoạt động thông qua sự thống nhất của 13 hãng buôn tại cảng Quảng Châu gọi là Thập tam hãng. Thập tam hãng là 13 tổ chức độc quyền được chính quyền nhà Thanh chỉ định, có nhiệm vụ thúc đẩy giao dịch ngoại thương nhà Thanh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Thập tam hãng có lúc còn kiểm soát thương mại và ngoại giao của Trung Quốc với các nước châu Á, châu Âu. Bài viết nghiên cứu về quá trình phát triển cho đến sự lụi tàn và vai trò của mô hình tổ chức ngoại thương manh nha tư bản của nhà nước phong kiến Trung Quốc trên phương diện kinh tế cũng như văn hóa, cùng những thuận lợi và bất cập của một mô hình quản lý ngoại thương được nhà nước phong kiến thí điểm sử dụng.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103951
ISSN: 0868-3670
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Trung Quốc

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.14 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.43.92


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.