Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104025
Nhan đề: | Nghĩa ngữ dụng của cặp từ tương phản trái lại/ ngược lại |
Tác giả: | Lê, Thu Lan |
Từ khoá: | Phép nối Từ nối Từ nối tương phản Liên kết ngữ nghĩa Lập luận |
Năm xuất bản: | 2023 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống;Số 04 .- Tr.46-52 |
Tóm tắt: | Phép nối là một trong những phép liên kết văn bản. Từ nối là dấu hiệu để nhận diện phép nối. Trong tiếng Việt có khoảng 100 từ nối theo các phạm trù liên kết khác nhau. Phạm trù tương phản có các từ nối cơ bản là: nhưng, song, tuy vậy, tuy nhiên, mặc dù, trái lại, ngược lại,... Bài viết khảo sát, miêu tả, phân tích để chỉ ra mối liên kết cấu trúc, liên kết ngữ nghĩa ngữ dụng của các từ nối “trái lại/ ngược lại” theo quan điểm kết học, nghĩa học và dụng học. “Trái lại ngược lại” là cặp từ nối gần nghĩa và đồng nghĩa. Nhưng, nghĩa của những cặp này không thuần túy giống nhau (như định nghĩa trong từ điển). Bản thân chủ ngôn và kết ngôn đã làm nên một lập luận. Mô hình lập luận (p → r) sẽ không giống nhau trong mọi trường hợp (do số lượng phát ngôn ở chủ ngôn và kết ngôn không giống nhau), từ đó mà có luận cứ và kết luận khác biệt. Bản thân mỗi chủ ngôn hay mỗi kết ngôn cũng có thể là một “tiểu lập luận” làm nên lập luận chung. Việc “truy cứu” đến cùng, chỉ ra bản chất ngữ nghĩa đích thực là một quá trình “giải mã thông điệp”. Bản thân liên kết logic, liên kết hình thức chính là cơ sở, là nhân tố tham chiếu để làm rõ ngữ nghĩa ngữ dụng của các phát ngôn. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104025 |
ISSN: | 0868-3409 |
Bộ sưu tập: | Ngôn ngữ và Đời sống |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 3.59 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.225.117.89 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.