Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104295
Nhan đề: Sàng lọc sơ bộ tác dụng kháng oxy hóa của cao chiết nước từ các bộ phận dùng ở Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia)
Tác giả: Huỳnh, Anh Duy
Nguyễn, Văn Hóa
Từ khoá: Hóa học
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Cây Rau mương thon (Ludwigia hyssopifolia), sau khi thu hái được định danh, tiến hành đo độ ẩm bột dược liệu và điều chế cao nước bằng cách đông khô thành các cao chiết toàn cây, lá, thân, rễ và được kí hiệu lần lượt là TW, LW, SW và RW. Tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần hoá học, hàm lượng polyphenol và flavonoid toàn phần, tác dụng kháng oxy hoá theo hai mô hình thử nghiệm DPPH và ABTS●+ . Hiệu suất của cao nước lá cao nhất là 6,15% và cao hơn các cao chiết còn lại. Kết quả khảo sát thành phần hoá học cho thấy ở các bộ phận dùng của cây Rau mương thon chứa các nhóm chức saponin, polyphenol. Hợp chất tannin không có ở cao chiết thân các cao chiết còn lại đều dương tính. Đường khử chỉ gặp ở cao chiết nước toàn cây và rễ. Song song đó, hợp chất polyuronic chỉ có ở cao chiết lá không có ở các cao chiết còn lại. Cao nước từ lá và toàn cây chứa hàm lượng polyphenol toàn phần (156,90±1,96 và 89,74±6,31 mgGAE/g) và flavonoid toàn phần (46,74±3,09 và 45,88±1,29 mgQE/g) cao hơn so với thân và rễ. Trên thử nghiệm DPPH: cao nước lá có tác dụng kháng oxy hoá tốt nhất với IC50 =14,00±1,09 μg/mL và cao nước thân có tác dụng kháng oxy hoá thấp nhất với IC50 = 140,28 ± 2,75 μg/mL. Ngoài ra, cao nước lá có tác dụng kháng oxy hoá tốt nhất với IC50 = 75,15±1,20 μg/mL và thấp nhất là rễ với IC50 = 449,27±8,63 μg/mL trên thử nghiệm ABTS●+.
Mô tả: 73 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104295
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.47 MBAdobe PDF
Your IP: 3.16.212.203


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.