Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104431
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.authorĐỗ, Thị Xuân Dung-
dc.date.accessioned2024-07-03T04:02:51Z-
dc.date.available2024-07-03T04:02:51Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.issn0868-3409-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104431-
dc.description.abstractTừ mục tiêu nghiên cứu các biểu hiện của quyền lực diễn ngôn giáo viên trong các lớp học kĩ năng thực hành tiếng Anh bậc đại học, với việc áp dụng phân loại quyền lực của Raven (1993) và khung phân tích các biểu hiện quyền lực của McCroskey và cộng sự (1985), bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 2.553 mẫu phát ngôn của giáo viên tiếng Anh bậc đại học tại các trường đại học có chương trình tiếng Anh chuyên ngữ trên cả nước thông qua phương pháp thu thập dữ liệu đa chiều gồm thu âm, ghi hình, phòng vẫn và nghiên cứu các tài liệu liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại một sự mất cân bằng về quyền lực giữa giáo viên và sinh viên trong các lớp học. Cụ thể giáo viên đã thông qua thực hành diễn ngôn để thể hiện các quyền lực của mình nhằm hướng dẫn các hoạt động học và hướng đến điều chỉnh thái độ cũng như hành vi học tập của sinh viên nhằm đạt được các mục đích của việc dạy học. Ba kiểu loại diễn ngôn phổ biến thể hiện quyền lực hợp pháp, quyền lực ban thưởng và quyền lực xử phạt đã có sự phân hoá về mặt số lượng phát ngôn, trong đó giáo viên sử dụng nhiều nhất là quyền lực hợp pháp. Các biểu hiện cụ thể của quyền lực diễn ngôn giáo viên khi so sánh với khung phân tích của McCroskey và cộng sự (1985) cũng cho thấy một vài sự trùng khớp cơ bản và các khác biệt bởi môi trường giảng dạy tiếng Anh là các lớp học bậc đại học và bối cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam vẫn còn có một số ảnh hưởng bởi quan niệm và tư tưởng Nho giáo quy định vai trò vị trí của người thầy trong lớp học. Từ đó nghiên cứu đi đến đề xuất mô hình lớp học kiến tạo, lớp học hạnh phúc nơi mà sinh viên sẽ được giáo viên dùng quyền uy để dẫn dắt sinh viên tự tìm kiếm những hình thức phù hợp cho việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho mình, phục vụ mục đích thiết thân của việc học là để làm việc, học ngoại ngữ là để giao tiếp.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.relation.ispartofseriesTạp chí Ngôn ngữ và Đời sống;Số 5A .- Tr.47-61-
dc.subjectQuyền lựcvi_VN
dc.subjectDiễn ngôn giáo viênvi_VN
dc.subjectTương tác lớp họcvi_VN
dc.subjectPhân tích diễn ngônvi_VN
dc.subjectLớp học kiến tạovi_VN
dc.titleKhảo sát các biểu hiện của quyền lực diễn ngôn giáo viên trong các lớp học kĩ năng thực hành tiếng Anh bậc đại họcvi_VN
dc.typeArticlevi_VN
Appears in Collections:Ngôn ngữ và Đời sống

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.77 MBAdobe PDF
Your IP: 3.14.253.118


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.