Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104470
Nhan đề: Thành phần thực vật phiêu sinh trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Võ, Nam Sơn
Nguyễn, Thị Mai Thảo
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định thành phần loài và mật độ tảo trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Mẫu định tính và định lượng tảo được thu tại 4 ao tôm được chia làm 2 nhóm: bể tròn (Nhóm ao 1) và ao đất (Nhóm ao 2). Kết quả đã xác định được 51 loài tảo, trong đó tảo khuê có số loài cao nhất với 18 loài (35%) và thấp nhất là tảo mắt 1 loài (2%). Thành phần loài tảo không có sự biến động lớn giữa nhóm ao 1 (40 loài) và nhóm ao 2 (43 loài). Thành phần loài và mật độ tảo trong bể tròn và ao đất biến động lần lượt từ 16-25 loài; 9-28 loài và từ 1.205.750 đến 39.310.819 ct/L; 742.346 đến 86.174.900 ct/L. Ở nhóm ao 1, tảo lam phát triển mạnh vào thời điểm 21 ngày, trong khi tảo khuê có mật độ cao nhất sau 28 ngày nuôi. Ở nhóm ao 2, tảo lam chiếm tỉ lệ cao giai đoạn từ 35-63 ngày và thấp dần vào cuối vụ nuôi. Mức độ phong phú của tảo khuê đạt cao nhất vào lúc 63 ngày. Tính đa dạng thành phần loài thực vật phiêu sinh từ thấp đến trung bình trong các ao tôm siêu thâm canh. Sự tăng trưởng của tảo trong các ao tôm phụ thuộc vào các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, NO3 - và PO4 3- , TN và TP.
Mô tả: 23tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104470
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
570.15 kBAdobe PDF
Your IP: 18.118.24.176


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.