Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104489
Nhan đề: Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm đất (Metapenaeus ensis) ở giai đoạn ương giống theo công nghệ biofloc
Tác giả: Châu, Tài Tảo
Lê, Hữu Quyễn
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xác định độ mặn thích hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm đất được ương theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức độ mặn 5; 10; 15; 20 và 25‰. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. Tôm giống có khối lượng trung bình 0,01 g/con được bố trí trong các bể composite có thể tích 0,25 m3 , sử dụng rỉ đường để tạo biofloc với tỉ lệ C/N =12. Trong 28 ngày ương các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Thể tích biofloc cao nhất ở nghiệm thức 10‰ (4,57±0,88 mg/L) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 25‰ (3,38±0,33 ml/L). Tôm ở độ mặn 15‰ có khối lượng (0,36±0,03 g/con) và chiều dài (3,55±0,02 cm/con) cao nhất khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 10‰ nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của tôm ở độ mặn 15‰ (95,45±2%), khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 5‰ (84,24±3,2%) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy ương giống tôm đất theo công nghệ biofloc ở độ mặn 10‰-20‰ cho kết quả tốt nhất.
Mô tả: 14tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104489
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
458.59 kBAdobe PDF
Your IP: 3.133.136.95


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.