Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104491
Nhan đề: Mối quan hệ giữa địa danh Việt và địa danh các dân tộc thiểu số ở phía Nam Việt Nam qua quá trình giao lưu, tiếp biến
Tác giả: Trương, Văn Món
Từ khoá: Địa danh Việt
Dân tộc thiểu số
Giao lưu
Tiếp biến
Bảo tồn
Năm xuất bản: 2022
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Con người;Số 04 .- Tr.13-20
Tóm tắt: Bằng phương pháp nghiên cứu và lí thuyết Nhân học, bài viết muốn tham gia đóng góp tài liệu cùng với các ngành khoa học khác để tìm hiểu mối quan hệ giữa địa danh Việt và địa danh các dân tộc thiểu số ở phía Nam, cụ thể là vùng miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua quá trình cùng cộng cư, chung sống giữa người Việt và các dân tộc ở phía Nam có diễn ra sự giao lưu, tiếp biến văn hóa qua địa danh. Dựa vào cơ sở dữ liệu có khoảng 3.000 mục từ địa danh mà chúng tôi đã sưu tầm và công bố mấy năm gần đây, bài viết nhận định, trong quá trình mở mang bờ cõi về phía Nam, khi tiếp thu địa danh từ các dân tộc thiểu số, người Việt một mặt tiếp thu nguyên gốc, một mặt vay mượn hoặc cải biên, cuối cùng Việt hóa thành các địa danh như hiện nay. Vì vậy, đa số địa danh ở phía Nam nước ta không chỉ có gốc ngôn ngữ thuần Việt hoặc Hán - Việt mà còn mang danh ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, địa danh của các dân tộc thiểu số bị Việt hóa ngày càng mạnh nên có xu hướng mất bản sắc. Vì thế, việc bảo tồn địa danh của các dân tộc thiểu số là rất cần thiết.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104491
ISSN: 2815-5777
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Con người

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.78 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.22.143


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.