Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104611
Nhan đề: So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình tôm sú (Penaeus monodon) lúa luân canh và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei, Boone 1931) lúa luân canh ở tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Trương, Hoàng Minh
Võ, Huỳnh Đức
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thuỷ sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 33 hộ nuôi tôm sú-lúa (TS-L) và22hộ nuôi tôm thẻ chân trắng-lúa (TCT-L) tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng được thực hiện từtháng12/2023 đến tháng 05/2024 để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính, cũng như những thuận lợi vàkhó khăn của hai mô hình này. Kết quả cho thấy diện tích nuôi TS-L là 1,36 ha/hộ lớn hơn diệntíchnuôi tôm TCT-L là 1,24 ha/hộ. Mật độ nuôi TS-L là 3,73 con/m2 thấp hơn so với tômTCT-L(8,68con/m2). Thức ăn viên được cung cấp cho TS-L (54,4% hộ) và tôm TCT-L (63,3%hộ), FCRlần lượt là0,39 và 0,51. Thời gian nuôi ở mô hình TS-L dài hơn (75 ngày) so với tôm TCT-L (65 ngày), kíchcỡthu hoạch lần lượt là 32,2 và 95,2 con/kg. Tỷ lệ sống và năng suất của TS-L (42%và 377 kg/ha/vụ) thấp hơn so với tôm TCT-L (57% và 482 kg/ha/vụ). Chi phí đầu tư vào TS-L và tôm TCT-L lần lượt là17,6 triệu đồng/ha/vụ và 18,8 triệu đồng/ha/vụ. Lợi nhuận lần lượt là 24,4 và 30,7 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận là 1,37 và 1,63 lần. Tỷ lệ thua lỗ hộ nuôi TS-L và tôm TCT-L là 16%và 24%. Ngoài ra, yếu tố mật độ ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của hai mô hình này cũng được xác địnhtrong nghiên cứu này. Nhìn chung, mô hình nuôi TS-L mang lại hiệu quả kỹ thuật và tài chínhthấphơn so với mô hình nuôi tôm TCT-L
Mô tả: 13tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104611
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
567.2 kBAdobe PDF
Your IP: 52.15.129.90


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.