Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104630
Nhan đề: Đặc điểm ống tiêu hóa và tính ăn của cá bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816)
Tác giả: Mai, Viết Văn
Võ, Hồng Ngọc
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thuỷ sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu đặc điểm ống tiêu hóa và tính ăn của cá bạc má (Rastrelliger kanagurta) được thực hiện từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 tại vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Cà Mau nhằm cung cấp thông tin về tính ăn, phổ thức ăn của cá trong mùa khô. Số lượng mẫu thu ngẫu nhiên 60 cá thể/tháng bằng ngư cụ lưới rê và lưới kéo. Mẫu dạ dày cá được cố định bởi dung dịch formol 4% tại ngư trường. Phân tích tính ăn của cá bằng phương pháp mô tả hình thái, phân tích thành phần thức ăn và phổ thức ăn bằng phương pháp tần suất xuất hiện và khối lượng. Kết quả cho thấy cá bạc má có miệng khá nhỏ, răng nhỏ, nhọn, hầu trên được hình thành từ 5 cung mang và chia thành 2 mảnh còn hầu dưới nằm chính giữa 4 cung mang gồm các răng mọc đều, lược mang màu trắng, dài và xếp khít nằm xoang miệng hầu; thực quản có hình ống, có đường nếp gấp, dạ dày có hình chữ Y ngược; ruột dài gấp 1,5 lần chiều dài toàn thân. Cá bạc má là loài có tính ăn cá ăn tạp. Thành phần thức ăn cá giai đoạn sinh trưởng là cá con, mực, sinh vật phù du, thức ăn khác, trong khi ở giai đoạn sinh sản gồm có cá con, thực vật phù du và thức ăn khác.
Mô tả: 14tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104630
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
942.94 kBAdobe PDF
Your IP: 18.191.116.61


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.