Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104763
Title: | Hoạt tính kháng nấm Pestalotiopsis sp. gây bệnh cháy lá trên cây mai vàng của các hợp chất Wells-Dawson polyoxometalate |
Authors: | Lương, Thị Kim Nga Lê, Ngọc Hiếu Thuận |
Keywords: | Hóa học |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Đề tài “Hoạt tính kháng nấm Pestalotiopsis sp. gây bệnh cháy lá trên cây mai vàng của các hợp chất Wells-Dawson polyoxometalate” được thực hiện nhằm mục đích phân lập nấm Pestalotiopsis sp. gây bệnh cháy lá trên cây mai vàng và định danh bằng phương pháp giải trình tự gene ITS. Sau đó khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng nấm của các hợp chất Wells-Dawson polyoxometalate (WD-POM) bao gồm P2W18, P2W17, CuIIWD, CdIIWD, MnIIWD, MnIIIWD, NiIIWD, CoIIWD, AlIIIWD, ZnIIWD đối với nấm Pestalotiopsis sp. bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Từ đó xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng hai phương pháp là phương pháp khuếch tán giếng thạch và phương pháp pha loãng liên tục hai lần và xác định nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC) của các hợp chất WD-POM thể hiện hoạt tính kháng nấm tốt nhất. Cuối cùng chọn các hợp chất WD-POM có hoạt tính kháng nấm mạnh nhất để khảo sát khả năng phòng trị bệnh cháy lá do nấm Pestalotiopsis sp. gây ra trên cây mai vàng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, trong các hợp chất khảo sát có P2W17, CuIIWD, CdIIWD, MnIIWD và NiIIWD thể hiện hoạt tính kháng nấm Pestalotiopsis sp., tạo vùng kháng nấm hoàn toàn tương ứng với các đường kính 2,37±0,06 cm, 2,27±0,06 cm, 2,57±0,06 cm, 2,20±0,10 cm và 2,23±0,06 cm ở nồng độ 6 mM. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 5 hợp chất trên được xác định bằng cả hai phương pháp và hợp chất CdIIWD có giá trị MIC nhỏ nhất là 0,125 mM tương ứng với giá trị nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC) là 0,75 mM. Thí nghiệm khảo sát khả năng phòng trị bệnh cháy lá trên lá mai của 3 hợp chất có giá trị MIC nhỏ nhất là P2W17, CuIIWD, CdIIWD cho thấy khả năng kháng nấm tốt nhất ở hợp chất CdIIWD trong khoảng thời gian 3-7 ngày sau khi gây bệnh (NSKGB). Hiệu quả của P2W17 được duy trì trong 3-5 NSKGB, CuIIWD duy trì trong 3-4 NSKGB, sau đó hai hợp chất này có thể đã phân hủy trong môi trường lá, làm mất khả năng phòng trị bệnh khiến cho vết bệnh bắt đầu lan rộng. Trong khi đó, CdIIWD và Antracol 70WP có khả năng ức chế vết bệnh có chiều dài nhỏ nhất cho đến 7 NSKGB và không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy, CdIIWD là một hợp chất WD-POM có nhiều tiềm năng để diệt nấm Pestalotiopsis sp. gây bệnh cháy lá trên cây mai vàng. |
Description: | 133 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104763 |
Appears in Collections: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 10.42 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.118.126.51 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.