Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104785
Nhan đề: Xác định hàm lượng sắt trong một số loại rau xanh bằng phương pháp quang phổ tử ngoại – khả kiến (UV– Vis).
Tác giả: Phạm, Quốc Nhiên
Nguyễn, Hoàng Phong
Từ khoá: Hóa học
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng sắt như phân tích thể tích, phân tích khối lượng,… và các phương pháp phân tích hiện đại bao gồm sắc ký và quang phổ, trong số đó quang phổ tử ngoại – khả kiến là một trong các phương pháp được sử dụng phổ biến bởi tính nhanh chóng, chính xác, độ nhạy cao và dễ dàng thực hiện. Đề tài “Xác định hàm lượng sắt trong một số loại rau xanh bằng phương pháp quang phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis)” được thực hiện nhằm xác định hàm lượng sắt có một số mẫu rau ở quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu này được thực hiện trên thiết bị quang phổ UV-Vis với thuốc thử 1,10-phenanthroline (Phe). Nội dung nghiên cứu bao gồm xác định khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), độ đặc hiệu, độ lặp lại, độ thu hồi. Ứng dụng phương pháp nghiên cứu để tiến hành xác định hàm lượng sắt tổng có trong ba mẫu rau muống (Ipomoea aquatica), rau cải xanh (Brassica juncea), và rau dền (Amaranthus) thuộc địa bàn quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau: Khoảng tuyến tính của phương pháp được xác định trong khoảng hàm lượng sắt từ 0 – 5 mg/L với 0,99 ≤ R2 ≤ 1. Giới hạn phát hiện (LOD) là 0,001 mg/L, giới hạn định lượng (LOQ) là 0,003 mg/L. Phương pháp phân tích có độ đặc hiệu cao và độ lặp lại tốt với giá trị RSD% thấp khi thực hiện khảo sát ở cả 3 mức nồng độ thấp, trung bình và cao trên ba nền mẫu bằng phương pháp thêm chuẩn. Kết quả giá trị RSD% thu được trên các nền mẫu lần lượt là: rau muống (1,04%, 1,03% và 0,60%), rau cải xanh (1,32%, 0,65% và 0,28%) và rau dền (1,31%, 0,46% và 0,87%) đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn AOAC (RSD% <11%). Độ thu hồi của phương pháp nằm trong khoảng 98,77 – 102,80%. Kết quả khảo sát các tiêu chuẩn đánh giá phương pháp đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của AOAC quy định. Áp dụng phương pháp phân tích trên để xác định hàm lượng sắt có trong ba mẫu rau bán trên thị trường và thu được kết quả như sau: rau muống (1,8520mg/100g), rau cải xanh (1,9100 mg/100 g) và rau dền (2,5300mg/ 100 g).
Mô tả: 44 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104785
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.28 MBAdobe PDF
Your IP: 3.148.115.16


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.