Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104819
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Văn Khanh-
dc.contributor.authorHUỲNH, THỊ KIỀU MI-
dc.contributor.authorNGUYỄN, CÔNG HẬU-
dc.date.accessioned2024-07-09T02:45:18Z-
dc.date.available2024-07-09T02:45:18Z-
dc.date.issued2023-12-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104819-
dc.description.abstractĐề tài này tập trung vào việc áp dụng mô hình phát hiện tình trạng bất thường của động cơ ba pha dựa trên tiếng ồn vào môi trường thực tế. Trong luận văn tốt nghiệp năm học 2022-2023 [1], đề tài đã triển khai một kiến trúc mạng học sâu nhỏ (TinyML) trực tiếp trên vi điều khiển, đạt đến độ chính xác 95% trong việc nhận diện các lỗi động cơ như mất pha, lệch pha và vỡ bạc đạc. Tuy nhiên, để ứng dụng đề tài vào thực tế, có một số điều cần xem xét. Trong thực tế, các lỗi như mất pha, lệch pha và vỡ bạc đạc thì ít xuất hiện ở các động cơ trong môi trường công nghiệp, do các thợ bảo dưỡng thường thực hiện bảo trì định kỳ hàng tháng để phát hiện và sửa chữa mọi vấn đề, dù nhỏ hay lớn. Hơn nữa, để động cơ phát sinh các lỗi này, hệ thống phải trải qua hỏng hóc nặng và sửa chữa có thể mất rất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đáng kể đến các quy trình sản xuất và lịch trình làm việc trong nhà máy. Trong luận văn này, nhóm sẽ tiếp cận với mục tiêu triển khai mô hình vào thực tế. Đầu tiên, dữ liệu đầu vào của mô hình sẽ là ảnh phổ hai chiều của tiếng ồn từ động cơ, được thu thập từ cả trạng thái âm thanh bình thường và bất thường. Dữ liệu từ các trường hợp mất pha, lệch pha và vỡ bạc đạc của nhóm luận văn đã được đề cập cũng sẽ được sử dụng để kiểm thử độ chính xác của mô hình. Thứ hai, để thực hiện việc quản lý hệ thống và giám sát mô hình theo thời gian thực, nhóm sẽ sử dụng giao thức Modbus TCP/IP để truyền thông giữa PLC S7-1200 và vi điều khiển. Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình triển khai trực tiếp trên vi điều khiển đã có khả năng nhận diện lỗi động cơ với độ chính xác đến 100% với ngưỡng là 99, đồng thời việc truyền thông dữ liệu đến PLC S7-1200 cũng diễn ra chính xác và hiệu quả trên giao diện HMI. Từ khóa: Phát hiện bất thường, mã hóa tự động, máy học nhỏ, ảnh phổ tần số, modbus TCP.vi_VN
dc.description.tableofcontentsLỜI CẢM TẠ i TÓM TẮT ii ABSTRACT iii LỜI CAM ĐOAN iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Các nghiên cứu có liên quan 1 1.3 Mục tiêu đề tài 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Cấu trúc bài báo cáo 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 2.1 Ảnh phổ 4 2.1.1 Biến đổi Fourier của tín hiệu 4 2.1.2 Ảnh phổ tần số Spectrogram 4 2.2 Học sâu 5 2.2.1 Tổng quan về mạng học sâu 5 2.2.2 Cấu trúc mô hình Autoencoder 7 2.2.3 Công cụ Tensorflow/Tensorflow lite 7 2.3 Tổng quan về PLC 8 2.3.1 Giới thiệu PLC S7-1200 8 2.3.2 Giới thiệu HMI KTP700 basic 9 2.4 Tổng quan về Modbus 9 2.4.1 Khái niệm 9 2.4.2 Các khối chức năng Modbus (Function Code) 10 2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả 11 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 13 3.1 Tổng quan hệ thống 13 3.2 Thu và xử lý tín hiệu âm thanh 14 3.2.1 Thu và xử lí âm thanh bình thường 14 3.2.2 Xử lý tạo âm thanh bất thường 15 3.3 Tạo ảnh phổ 15 3.3.1 Lưu đồ thuật toán tạo ảnh phổ 15 3.3.2 Nguyên lý vẽ ảnh Spectrogram từ biến đổi FFT 16 3.4 Huấn luyện mô hình học sâu 17 3.4.1 Thiết kế mạng học sâu 17 3.4.2 Huấn luyện mô hình 19 3.4.3 Phân chia dữ liệu huấn luyện 19 3.5 Chuyển đổi mô hình sang Tensorflow Lite 21 3.5.1 Mô hình Tensorflow Lite 21 3.5.2 Phương pháp xác định ngưỡng (Threshold) 21 3.6 Thiết kế thí nghiệm nhận diện thực tế 22 3.6.1 Thiết kế phần cứng cho hệ thống 22 3.6.2 Thiết kế phần mềm cho hệ thống 25 3.7 Thiết kế hộp đựng 28 3.7.1 Bố trí thí nghiệm 30 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32 4.1 Kết quả thu thập dữ liệu 32 4.1.1 Dữ liệu âm thanh được thu bằng mic 32 4.1.2 Kết quả chuyển đổi ảnh phổ (Spectrogram) 32 4.2 Kết quả huấn luyện trên Google Colab 33 4.3 Kết quả thực nghiệm trên vi điều khiển 33 4.3.1 Kết quả nhận dạng với thí nghiệm 1 33 4.3.2 Kết quả phát hiện lỗi với thí nghiệm 2 37 4.4 So sánh và đánh giá 40 4.4.1 Đối với thí nghiệm 1 40 4.4.2 Đối với thí nghiệm 2 41 4.5 Thảo luận xung quanh đề tài 42 4.5.1 Kết quả đạt được 42 4.5.2 Khó khăn, hạn chế 42 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1 Kết luận 43 5.2 Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC 47vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại Học Cần Thơvi_VN
dc.subjectKT Điều khiển & Tự Động Hóavi_VN
dc.titleGIẢI PHÁP PHÁT HIỆN TÌNH TRẠNG BẤT THƯỜNG CỦA ĐỘNG CƠ BA PHA DỰA TRÊN TIẾNG ỒN LÀM VIỆCvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Trường Bách khoa

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
51.92 kBMicrosoft Word XML
Your IP: 3.149.242.223


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.