Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104865
Nhan đề: Sức khỏe tâm thần của giáo viên mầm non và sức khỏe tâm thần của trẻ mầm non: Hai mặt của một vấn đề - nhìn từ một số nghiên cứu thực chứng trên thế giới
Tác giả: Nguyễn, Tuấn Vĩnh
Nguyễn, Phước Cát Tường
Nguyễn, Ngọc Quỳnh Anh
Từ khoá: Sức khỏe tâm thần
Giáo viên mầm non
Trẻ mầm non
Nghiên cứu thực chứng
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tâm lý học;Số 08 .- Tr.20-32
Tóm tắt: Rất ít nghiên cứu được công bố về mối quan hệ hai chiều giữa sức khỏe tâm thần của giáo viên mầm non và của trẻ mầm non, đặc biệt ở Việt Nam. Việc nghiên cứu về mối liên hệ qua lại giữa các vấn đề về hành vi, cảm xúc của trẻ và stress cá nhân hay công việc của giáo viên có thể cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng để nâng cao năng lực nghề nghiệp, phát triển các chính sách phù hợp cho giáo viên mầm non cũng như cải thiện sức khỏe tâm thần cho cả giáo viên và trẻ. Vì thế, nghiên cứu sức khỏe tâm thần của giáo viên và của trẻ của chúng tôi nhằm phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ này để cung cấp các cơ sở lý luận cần thiết, định hướng cho các nghiên cứu thực chứng trong tương lai ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 10 nghiên cứu tiêu biểu trên thể giới khảo sát về mối quan hệ tương hỗ khẳng định sức khỏe tâm thần của giáo viên và của trẻ mầm non là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời. Vì thế, các chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần của giáo viên và của trẻ mầm non được khuyến nghị cần tác động đồng thời cả hai đối tượng này để đạt hiệu quả cao nhất.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104865
ISSN: 1859-0098
Bộ sưu tập: Tâm lý học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.76 MBAdobe PDF
Your IP: 3.12.34.96


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.