Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104905
Nhan đề: Phong cách ứng phó tôn giáo và tình trạng sức khỏe tâm thần: Một nghiên cứu cắt ngang ở nhóm người trẻ
Tác giả: Đinh, Tuấn Duy
Nguyễn, Vũ Hà Anh
Hàn, Mai Lâm
Phạm, Thị Mai Chi
Trần, Văn Minh
Từ khoá: Tôn giáo
Sức khỏe tâm thần
Ứng phó tôn giáo
Nhóm người trẻ
Thanh niên
Thang đo Ứng phó tôn giáo rút gọn (Brief RCOPE)
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tâm lý học;Số 10 .- Tr.85-97
Tóm tắt: Nghiên cứu cắt ngang nhằm tìm hiểu về vai trò của cách thức ứng phó tôn giáo trong mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và tình trạng sức khỏe tâm thần (biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress) của người trẻ theo tôn giáo tại Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến và trực tiếp trên 117 khách thể thuộc nhóm người trẻ tự xác định có tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (độ tuổi trung bình = 23,3 tuổi). Các công cụ được sử dụng bao gồm: Thang Ứng phó tôn giáo rút gọn (Brief RCOPE) (Pargament và cộng sự, 2011: Nguyễn Thị Minh Hằng, 2017) để tìm hiểu cách thức ứng phó tôn giáo, thang DASS-42 (Lovibond và Lovibond, 1995) để khảo sát các biểu hiện của trầm cảm, lo âu và stress trong nhóm khách thể. Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra rằng cách thức ứng phó tôn giáo tích cực không có tương quan mang ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm, lo âu hoặc stress của nhóm người trẻ. Tuy nhiên, tương quan thuận chiều có ý nghĩa thống kê được phát hiện giữa biến số ứng phó tôn giáo tiêu cực với tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở khách thể (p < 0,01). Cụ thể, biến số về cách thức ứng phó tôn giáo tiêu cực có khả năng dự báo lần lượt là 20,2%, 19,8% và 15,5% sự biến thiên điểm số của tình trạng trầm cảm, lo âu, stress trong nhóm khách thể. Kết quả nghiên cứu này cho thấy vai trò của cách thức ứng phó tôn giáo trong mối liên hệ giữa tôn giáo và sức khỏe tâm thần của nhóm này, cụ thể là phong cách ứng phó tiêu cực sẽ góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề sức khỏe tâm thần. Bàn luận được nêu ra để làm tiền đề gợi ý về hướng nghiên cứu giảm thiểu cách thức ứng phó tôn giáo tiêu cực trong việc phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần đối với nhóm người trẻ.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104905
ISSN: 1859-0098
Bộ sưu tập: Tâm lý học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
6.9 MBAdobe PDF
Your IP: 3.149.25.26


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.