Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104921
Nhan đề: Khảo sát sơ bộ thành phần hoá học, hoạt tính sinh học và sự ảnh hưởng của quá trình tiêu hoá in vitro đến hàm lượng Coumarin của cao chiết thân cây Đậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.).
Tác giả: Hà, Thị Kim Quy
Phạm, Khánh Nguyên Huân
Võ, Thị Cát Tường
Từ khoá: Hóa dược
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus) là một loài thực vật thân thảo thuộc họ Đậu, rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là một nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm, rẻ tiền. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về loài cây này vẫn còn hạn chế. Trong nghiên cứu này, từ dược liệu ban đầu là thân Đậu rồng tươi sau khi được phơi khô, xay nhuyễn thành bột sẽ được điều chế cao Ethanol (EtOH), cao phân đoạn n-Hexane và cao phân đoạn Ethyl acetate (EA). Sau đó tiến hành định tính thành phần hoá học bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và định tính bằng thuốc thử hoá học, định lượng hợp chất Coumarin, khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính kháng oxi hoá của chúng theo ba phương pháp ABTS•+, DPPH và KMnO4, khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình tiêu hoá in vitro đến hàm lượng Coumarin trong cao chiết. Kết quả định tính thành phần hoá học cho thấy cao chiết của thân Đậu rồng có các nhóm hợp chất Alkaloid, Flavonoid, Phenolic, Coumarin, Terpenoid. Hàm lượng Coumarin trong cao EtOH là 12.5290.184 µgCo/mg, cao n-Hexane là 14.8070.602 µgCo/mg, cao EA là 43.7310.834 µgCo/mg. Về khả năng làm sạch gốc tự do, cao EA của thân Đậu rồng có khả năng kháng oxi hoá tốt ở cả ba phương pháp với giá trị IC50 lần lượt là 37.64 µg/mL, 193.63 µg/mL và 140.60 µg/mL. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết thân Đậu rồng được khảo sát trên 5 chủng vi khuẩn bao gồm: 3 chủng Escherichia coli ( serotype O157:H7, ATCC 19110, ATCC 23506), 2 chủng Salmonella enterica (serotype Enteritidis và Typhimurium). Nhìn chung cao chiết thân Đậu rồng có khả năng kháng các chủng vi khuẩn trên nhưng kháng yếu. Về khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình tiêu hoá in vitro đến hàm lượng Coumarin trong cao chiết, cho thấy hàm lượng và tốc độ phục hồi của chúng tăng lên sau quá trình tiêu hoá.
Mô tả: 106 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104921
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.22 MBAdobe PDF
Your IP: 3.147.49.19


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.