Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104956
Title: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa của cao tổng và các phân đoạn giàu polyphenol từ lá Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz.).
Authors: Phạm, Khánh Nguyên Huân
Hà, Thị Kim Quy
Võ, Thị Thảo Nhi
Keywords: Hóa dược
Issue Date: 2024
Publisher: Đại học Cần Thơ
Abstract: Tiến hành điều chế cao tổng bằng phương pháp ngâm dầm bột dược liệu lá Cà na với ethanol. Sau đó, cao phân đoạn 30, cao phân đoạn 70 và cao phân đoạn 100 thu được qua quá trình sắc ký cột hở để loại bỏ chlorophyll. Các cao phân đoạn thu được tương ứng với pha động rửa giải là ethanol 30º, ethanol 70º và ethanol 99.5º. Tiến hành định tính cao tổng và thực hiện sắc ký lớp mỏng đối với bốn mẫu cao thu được. Bên cạnh đó tiến hành định lượng hàm lượng phenolic toàn phần và flavonoid toàn phần. Kết quả cho thấy cao phân đoạn 30 và phân đoạn 70 chứa hàm lượng phenolic và flavonoid cao hơn cao tổng. Cụ thể, hàm lượng phenolic trong cao tổng 161.9776±1.0172 (mg GAE/g cao chiết), phân đoạn 30 183.4425±0.1769 (mg GAE/g cao chiết), phân đoạn 70 là 207.8276±0.1714 (mg GAE/g cao chiết); Hàm lượng flavonoid của cao tổng 48.3871±0.7017 (mg QE/g cao chiết), phân đoạn 30 là 177.1326±2.7118 (mg QE/g cao chiết) và phân đoạn 70 là 316.6308±3.4533 (mg QE/g cao chiết). Nghiên cứu tập trung vào các phân đoạn tìm năng giàu polyphenol, nên cao phân đoạn 100 không được tiếp tục khảo sát hoạt tính. Tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cả ba cao bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch và phương pháp pha loãng vi mô. Kết quả cho thấy cao phân đoạn 30 và phân đoạn 70 có hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn so với cao tổng ở chủng khuẩn Escherichia coli ATCC 19110. Giá trị MIC được xác định thông qua phương pháp pha loãng vi mô là 200 g/mL. Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của ba cao nói trên bằng phương pháp ABTS•+, phương pháp DPPH và phương pháp KMnO4. Kết quả cho thấy bằng phương pháp quét gốc tự do ABTS•+, cao phân đoạn 70 thể hiện khả năng kháng oxi hóa tốt vượt trội. Cụ thể, giá trị IC50 của cao tổng, phân đoạn 30 và phân đoạn 70 lần lượt là 57.87 g/mL; 67.68 g/mL và 37.61 g/mL. Để nâng cao tiềm năng ứng dụng của các cao phân đoạn giàu polyphenol, nghiên cứu tiếp tục tiến hành bào chế hệ phân tán rắn bổ sung cao phân đoạn 70-cao chứa hàm lượng flavonoid cao nhất. Kết quả thu được cho thấy dung môi PVP 0.1% là điều kiện tối ưu để tổng hợp hệ với khối lượng vi hạt thu được là 0.04 g. Khảo sát hiệu quả tải nạp flavonoid vào hệ vi hạt cho thấy hầu như flavonoid đã được tải nạp hoàn toàn vào hệ vi hạt, hàm lượng flavonoid trong phần dịch sau tải nạp chỉ còn 39.72040.6521 (mg QE/g cao chiết).
Description: 120 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/104956
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.24 MBAdobe PDF
Your IP: 3.22.27.41


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.