Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105066
Nhan đề: Quan niệm về tâm ấn qua lời bạt trong Kinh Kim Cương tập chú của Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726)
Tác giả: Đào, Vũ Vũ
Từ khoá: Kinh Kim Cương
Thiền sư Chân Nguyên
Tâm ấn
Phật giáo
Năm xuất bản: 2024
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Triết học;Số 03 .- Tr.49-57
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu quan niệm về tâm ấn nói chung và tâm ấn của Thiền sư Chân Nguyên qua lời bạt trong Kinh Kim Cương tập chú. Tâm ấn bắt nguồn từ điển cố Ca Diếp mỉm cười và hiểu được hành vi giơ bông hoa của Đức Phật, cho thấy sự thông hiểu Phật pháp giữa thầy và trò. Trong Mật tông, tâm ấn được hiểu là ấn quyết Kim Cương tâm của thần linh vào người thực hiện hành vi tôn giáo. Trong Thiền tông, tâm ấn chỉ sự chứng thực và công nhận tri thức Phật học cùng sự giác ngộ của thầy và trò trong truyền thừa Phật pháp. Trong lời bạt, Chân Nguyên nhắc lại lịch sử tâm ấn trong Phật giáo và giải thích phương pháp chứng nhận tâm Kim Cương của thầy và trò bằng 4 mắt nhìn nhau là sự thông đạt của thần thức giữa thầy và trò, là sự chứng thực tướng chân không vắng lặng của tâm Kim Cương, cũng như cách thức nhìn ra tướng đó. Bằng phương thức cơ bản được sử dụng trong Kinh Kim Cương là phủ định của phủ định để đi tới thực tướng, ông lấy tâm ấn để hóa giải duyên [tướng] thầy - trò và pháp [chấp] ấn Kim Cương để cả thầy và trò đều chứng nhận sự thông đạt chân tâm của nhau, cũng là của Phật pháp.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105066
ISSN: 1011-9833
Bộ sưu tập: Triết học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.69 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.109.141


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.