Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105093
Nhan đề: | Khảo sát hàm lượng Nitrate và Nitrite trong rau thủy canh bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis). |
Tác giả: | Nguyễn, Trọng Tuân Nguyễn, Thị Diễm Hương |
Từ khoá: | Hóa dược |
Năm xuất bản: | 2024 |
Nhà xuất bản: | Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Đề tài “Khảo sát hàm lượng Nitrate và Nitrite trong rau thủy canh bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)” được thực hiện từ tháng 02/2024 đến tháng 05/2024 tại Trung tâm Tiêu chuẩn Kỹ thuật Đo lường Chất lượng Cần Thơ, để khảo sát hàm lượng Nitrate và Nitrite trong một số loại rau thủy canh được thu mua trên địa bàn quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Thực hiện xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích Nitrate và Nitrite trong mẫu rau trên thiết bị quang phổ DR 3900 bằng cách kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy của phương pháp thông qua độ đúng (giá trị độ chệch () tính được của Nitrite và Nitrate lần lượt là 3,27% và 2,18% kết quả này nằm trong giới hạn cho phép ±15%), khoảng đường chuẩn có hệ số tương quan R2 > 0,99, độ lặp lại (%RSD của Nitrite và Nitrate lần lượt là 7,65% nhỏ hơn 11% và 3,34% nhỏ hơn 5,3%), hiệu suất thu hồi (80% < H(%) < 110%), giới hạn phát hiện (LOD của Nitrite và Nitrate lần lượt là 0,33 mg.kg-1 và 9,82 mg.kg-1), giới hạn định lượng (LOQ của Nitrite và Nitrate lần lượt là 1,11 mg.kg-1 và 32,72 mg.kg-1) đều thỏa mãn các điều kiện của AOAC và US FDA. Vì vậy, phương pháp phân tích này đạt yêu cầu có thể áp dụng phân tích hàm lượng Nitrate và Nitrite trong rau thủy canh. Kết quả khảo sát hàm lượng Nitrate và Nitrite trên 07 mẫu rau thủy canh cho thấy 07/07 mẫu rau thủy canh có hàm lượng Nitrite không quá cao dao động trong khoảng 0,05 mg.kg-1 đến 1,71 mg.kg-1. Nhưng 02/07 mẫu có phát hiện hàm lượng Nitrite tuy nhiên hàm lượng nhỏ hơn giới hạn định lượng của phương pháp. Đồng thời, hàm lượng Nitrate cũng được phát hiện ở cả 07/07 mẫu với hàm lượng khá cao. Tuy nhiên, có 03 mẫu rau xà lách (M5, M6, M7) trong 07 mẫu rau thủy canh trên có hàm lượng Nitrate nằm trong giới hạn cho phép theo quyết định 99/2008/QĐ-BNN là 1500 mg.kg-1 cụ thể như sau: mẫu M5 (thấp hơn 3,42 lần), M6 (thấp hơn 2,39 lần) và mẫu M7 (thấp hơn 5,84 lần). Mặc khác, ở mẫu M5 và M6 lại có hàm lượng Nitrate vượt giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EC) là 300 mg.kg-1 lần lượt là 1,46 lần và 2,10 lần. Và các mẫu rau còn lại (M1 đến M4) có hàm lượng Nitrate vượt khá cao khoảng từ 2,18 đến 6,22 lần so với giới hạn cho phép tối đa được quy định trong Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EC) là 300 mg.kg-1. Vì vậy, có thể thấy rằng các loại rau thủy canh vẫn chưa thật sự là an toàn đối với người tiêu dùng. |
Mô tả: | 62 tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105093 |
Bộ sưu tập: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 2.02 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.216.253.84 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.