Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105130
Nhan đề: Nghiên cứu khả năng gây độc của ba loài thực vật thuộc họ Cà (Solanaceae) trên mô hình ruồi giấm.
Tác giả: Trần, Thanh Mến
Mai, Thảo Vy
Từ khoá: Sinh học
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng gây độc của dịch chiết từ quả cà chua, cà tím và ớt trên mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster). Kết quả định tính cho thấy các cao chiết có chứa các nhóm hợp chất như flavonoid, polyphenol, alkaloid, saponin, tannin. Hàm lượng phenolic tổng có trong cao chiết ớt (292,317 ± 29,081 mg GAE/g cao chiết) và hàm lượng flavonoid tổng trong cao chiết cà tím (220,449 ± 6,435 mg QE/g cao chiết) là cao nhất. Cao chiết ớt có khả năng gây độc cao nhất lên ấu trùng giai đoạn 2 của ruồi giấm với nồng độ gây chết (LD50) là 77,39 mg/mL. Bên cạnh đó, các cao chiết cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, sinh sản và phát triển của ruồi giấm. Nghiên cứu còn chứng minh rằng các cao chiết có thể gây ra sự ức chế hoạt động vận động di chuyển của ruồi. Từ đó cho thấy được những loài cây thuộc chi Solanum này có tiềm năng trong việc sản xuất các sản phẩm xua đuổi sâu bọ, kiểm soát côn trùng.
Mô tả: 63 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105130
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.59 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.151.127


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.