Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105132
Title: Khảo sát hàm lượng gamma-aminobutyric acid trong gạo mầm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC-DAD).
Authors: Nguyễn, Trọng Tuân
Trương, Thị Thu Xuân
Keywords: Hóa dược
Issue Date: 2024
Publisher: Đại học Cần Thơ
Abstract: Đề tài “Khảo sát hàm lượng gamma-aminobutyric acid trong gạo mầm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC-DAD)” được thực hiện từ tháng 2/2024 đến tháng 5/2024 tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ với mục đích xây dựng phương pháp phân tích gamma-aminobutyric acid (GABA) trong gạo mầm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao và áp dụng phương pháp vào khảo sát hàm lượng GABA có trong các mẫu gạo mầm được mua tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Cần Thơ và một số mẫu ngẫu nhiên được gửi tại Trung tâm rồi tiến hành so sánh hàm lượng GABA có trong gạo mầm, gạo trắng và gạo lứt. Đề tài thực hiện khảo sát điều kiện chiết GABA trong gạo mầm ở nhiệt độ 40oC trong các khoảng thời gian lần lượt là 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ và 8 giờ. Kết quả điều kiện khảo sát ở nhiệt độ 40oC trong thời gian 6 giờ được chọn là tối ưu nhất do giá trị %H, RPD đều đạt yêu cầu và có hàm lượng GABA sinh ra đạt giá trị cao nhất trong 6 điều kiện. Phương pháp phân tích hàm lượng GABA có trong gạo mầm trên thiết bị HPLC Agilent 1200 ghép đầu dò DAD được xây dựng và thẩm định với khoảng đường chuẩn 5 ÷ 200 mg.L-1 (có hệ số tương quan R2 = 1) độ lặp lại %RSDr < 2,7%, độ tái lập %RSDiR < 4%, hiệu suất thu hồi 95 ÷ 105%, giới hạn phát hiện LOD = 15 mg.kg-1 và giới hạn định lượng LOQ = 50 mg.kg-1. Dựa trên các điều kiện đã thẩm định, tiến hành xác định hàm lượng GABA có trong 10 mẫu gạo mầm được mua tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các mẫu ngẫu nhiên được gửi tại Trung tâm. Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng GABA có trong các mẫu gạo mầm đạt từ 86,91 đến 383,36 mg.kg-1 trong đó có 1 mẫu không xác định được hàm lượng. Tiếp tục thực hiện quy trình phân tích GABA trên gạo lứt và gạo trắng. Kết quả cho thấy không xác định được hàm lượng GABA có trong gạo lứt và không phát hiện GABA trong gạo trắng. Điều này chứng tỏ sự nảy mầm làm tăng hàm lượng GABA trong hạt gạo lên rất nhiều. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng gạo mầm là thích hợp để cung cấp GABA cho những người có nhu cầu bổ sung hoạt chất này.
Description: 65 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105132
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.11 MBAdobe PDF
Your IP: 18.223.195.30


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.