Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105142
Nhan đề: Truyền giáo ở Tây Nguyên với sự hình thành và phát triển của hệ thống chữ viết tiếng Bahnar (1850-1945)
Tác giả: Nguyễn, Đặng Anh Minh
Từ khoá: Hội thừa sai Paris
Tây Nguyên
Truyền giáo
Hệ thống chữ viết
Bahnar
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam;Số 06 .- Tr.41-48
Tóm tắt: Vào năm 1850, những thừa sai người Pháp đầu tiên đã thành công trong việc tìm ra một con đường đến với vùng đất của người Bahnar. Sự kiện này đã đánh dấu điểm khởi đầu của quá trình truyền đạo Thiên Chúa giáo của họ ở Tây Nguyên. Trong quá trình đó, ngôn ngữ là một trong những công cụ, phương tiện hữu hiệu dẫn tới sự thành công của Hội thừa sai Paris trong việc cải đạo những cư dân Bahnar. Cùng với việc học để sử dụng thành thạo tiếng Bahnar, các thừa sai, với sự trợ giúp của các cộng sự người Việt, đã tạo ra hệ thống chữ viết Bahnar dựa trên bảng chữ cái chữ Quốc ngữ và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ro-man. Bài viết này tập trung làm rõ vai trò của các thừa sai trong việc xây dựng, sử dụng, truyền bá hệ thống chữ viết tiếng Bahnar cũng như nghiên cứu tiếng Bahnar và tạo dựng hệ thống từ mượn phù hợp với mục đích truyền giáo trong giai đoạn lịch sử từ 1850 đến 1945. Vai trò của các thừa sai trong việc hợp tác với chính quyền Pháp tại Đông Dương để thống nhất hệ thống phiên âm tiếng Bahnar cũng là một khía cạnh khác của bài viết này.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/105142
ISSN: 0866-7284
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam (Văn hóa Dân gian)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.72 MBAdobe PDF
Your IP: 13.58.211.135


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.