Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/106564
Title: | Khảo sát thành phần dinh dưỡng, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài tảo nâu thu tại Hòn Lớn, tỉnh Kiên Giang |
Authors: | Trần, Thanh Mến Dương, Quốc Việt |
Keywords: | Hóa dược |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Nghiên cứu “Khảo sát thành phần dinh dưỡng, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài tảo nâu thu tại Hòn Lớn, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm xác định thành phần dinh dưỡng, thành phần hóa học và một số hoạt tính tiềm năng của cao chiết hai loài tảo nâu là Sagrassum swartzii và Turbinaria decurren. Đề tài thu được kết quả như sau: Kết quả thành phần dinh dưỡng lần lượt cho hai mẫu S. swartzii và T. decurrens là: carbohydrate tổng 58.86±0.12% và 57.06±0.26%, tiếp theo đó là tro (20.34±0.36% và 20.76±0.22%), độ ẩm (13.08±0.28% và 12.2±0.02%), xơ thô (7.77±0.14% và 9.61±0.17%), protein thô (7.16±0.02% và 9.21±0.03%) và béo thô (0.5633±0.01% và 0.77±0.01%). Kết quả định tính bằng phương pháp hóa học với 6 nhóm hợp chất và trong mẫu cho thấy sự hiện diện rõ ràng của 4 trên 6 nhóm hợp chất được định tính là flavonoid, saponin, phenolic và tanin. Kết quả định tính bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại cũng cho thấy được sự hiện diện của các liên kết đặc trưng có trong cao chiết tổng của hai loài tảo nâu. Từ đó có cái nhìn chung về sự hiện diện của các nhóm hợp chất có trong cao chiết. Kết quả định lượng đối với flavonoid và polyphenol cũng đã được thực hiện khi có kết quả của thí nghiệm định tính và cho ra kết quả lần lượt đối với hai mẫu như sau: flavonoid (S. swartzii là 162.69±12.48 mg QE/g chiết xuất và 149.76±13.13 mg QE/g chiết xuất đối với T. decurrens), polyphenol (S. swartzii là 14.862±1.328 mg GAE/g chiết xuất và 16.837±3.632 mg GAE/g chiết xuất đối với T. decurrens). Cho thấy sự tương đồng ở cả hai mẫu về thành phần trên. Kết quả kháng oxi hóa được thực hiện bằng 4 phương pháp phổ biến hiện này là trung hòa gốc tư do (DPPH, ABTS+) và khả năng khử (khử Mo¬6+ và Fe3+) cho ra kết quả cũng khá khả quan với EC¬50 tương đối khi so sánh với chất chuẩn ở từng phương pháp. Kết quả hoạt tính ức chế enzyme α–amylase ở cả hai mẫu tảo nâu cho ra kết quả rất ấn tượng khi so sánh với chất chuẩn trong thử nghiệm là acarbose thì mẫu S. swartzii chỉ yếu hơn 6.8 lần, còn mẫu T. decurrens thì yếu hơn chỉ 10.8 lần. Kết quả kháng khuẩn được thu trên các chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Bacilus cereus, Pseudomonas aeruginosa và cho ra hiệu quả kháng khuẩn tương đối. Hiệu quả nhất là hai cao chiết cho thấy hiệu quả nhất đối với chủng Escherichia coli. Đối chứng dương Tetrecyline cho hiệu quả cao hơn cao chiết. |
Description: | 76 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/106564 |
Appears in Collections: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.15 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.144.15.34 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.