Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10670
Title: So sánh cấu trúc hệ vi khuẩn đường ruột của Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) giữa Tôm khoẻ mạnh và Tôm bị bệnh tại Sóc Trăng, Việt Nam
Authors: Trần, Trung Thành
Bott, Nathan
Lê, Hoàng Đức
Đặng, Thị Hoàng Oanh
Nguyễn, Trung Nam
Chu, Hoàng Hà
Keywords: Litopenaeus vannamei
Metabarcoding
Fusobacterium
Thành phần vi khuẩn đường ruột Tôm
Vibrio
Issue Date: 2018
Series/Report no.: Tạp chí Công nghệ Sinh học;Số 16(3) .- Tr.543-551
Abstract: Hệ vi khuẩn đường ruột là một hệ sinh thái phức tạp có liên quan tới nhiều chức năng của cơ thể vật chủ. Sự ổn định của hệ vi khuẩn đường ruột đóng góp vào sự ổn định về sức khoẻ và sức đề kháng của vật chủ. Nhiều nghiên cứu đã được xây dựng để tìm hiểu hệ vi khuẩn đường ruột dựa trên các phương pháp nuôi cấy và điện di biến tính truyền thống nhưng chưa đem lại hiệu quả. Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phương pháp giải trình tự thế hệ mới dựa trên vùng gen 16S rRNA (Metabarcoding) đã được phát triển. Từ kết quả so sánh trình tự gen 16S rRNA của các mẫu ruột tôm thu được tại các đầm nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nhóm đối chứng là một mẫu ruột tôm thu tại đầm nuôi tôm sú (Penaeus monodon) (ST-PM) và một mẫu mô cơ của tôm thẻ chân trắng (Mô cơ) với ngân hàng cơ sở dữ liệu (16S rRNA) Green genes, thành phần vi khuẩn trong ruột tôm các đầm nuôi tôm thẻ chân trắng đã được làm sáng tỏ. Các ngành chiếm ưu thế bao gồm Protcobacteria (49,3 57,4%), Firmicutes (15.6 34,4%), Bacteroidetes (0,1 16,9%) trên tổng số toàn bộ các ngành có trong các mẫu ruột tôm thẻ chân trắng nghiên cứu. Rhizobium (0,4 26,1%), Vibrio (0 22,3%), Spongiimonas (0 16,7%) là các chi chiếm ưu thế trong ruột tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở mức độ ngành Fusobacterium (10%) là ngành được xếp vào nhóm tác nhân gây bệnh đã được tìm thấy chủ yếu trong mẫu ruột tôm ở đầm nuôi tôm thẻ chân trắng bị bệnh (ST4) so với hai mẫu ruột tôm thể chân trắng trong đầm tôm sinh trưởng kém (ST3) (0%) và đầm tôm thẻ chân trắng sinh trưởng bình thường (ST1) (0.6%). So sánh thành phần các chi cũng đã chỉ ra rằng chi Vibrio là chi được xếp vào nhóm tác nhân gây bệnh trên tôm đã được tìm thấy chủ yếu trong mẫu ruột tôm ST4 (22,3%) so với mẫu ruột tôm ST3 (2,4%) và ST1 (3,5%). Ở mức độ loài sự khác biệt đáng kể nhất được chỉ ra là Vibrio rotiferianus, tác nhân gây bệnh này được tìm thấy nhiều hơn đáng kể trong mẫu ruột tôm ST4 (7,98%) so với mẫu ST3 (1%) và mẫu ST1(0%). Giới Fusobacterium và chi Vibrio được gợi ý sẽ là đối tượng quan tâm trong nghiên cứu chi tiết các tác nhân gây bệnh trên tôm tiếp theo.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10670
ISSN: 1811-4989
Appears in Collections:Công nghệ sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.27 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.200.139


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.