Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/106776
Title: Nghiên cứu các phương pháp lên men một số loài rong biển
Authors: Trần, Nguyên Duy Khoa
Nguyễn, Văn Thịnh
Keywords: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Issue Date: 2024
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu các phương pháp lên men được thực hiện trên ba loại rong biển gồm rong xanh (Cheatomorpha linum), rong bún (Enteromorpha intestinalis) và rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) với 15 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mỗi loại rong có 5 phương pháp lên men khác nhau, sử dụng enzyme cellulase kết hợp với men vi sinh thương mại chứa các lợi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces cerevisiae. Bột rong biển (60 g) được bổ sung 0,06 g enzyme cellulase; 0,06 g men probiotics và 600 ml nước cất được ủ ở điều kiện yếm khí với nhiệt độ từ 30-34oC. Sau 5 ngày lên men, giá trị pH dao động từ 4,18-5,57, hiệu suất lên men khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các loại rong và phương pháp lên men. Rong bún thu được hiệu suất cao nhất (5,23- 5,71%), kế đến là rong xanh (4,60-4,93%) và rong câu chỉ (3,36 -3,89%) và hiệu suất lên men có mối tương quan nghịch với pH. Hoạt tính khử gốc tự do DPPH của rong biển lên men (nồng độ 1 mg/mL) là 4,87- 7,18% và và IC50 từ 6,96-10,28 mg/mL, trong đó hoạt tính chống oxy hóa (DPPH) của rong câu chỉ tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với rong bún và rong mền. Đặc biệt, nghiệm thức kết hợp cellulose, Bacillus,Lactobacillus và Saccharomyces ở ba loại rong cho hiệu suất và hoạt tính chống oxy hóa cao hơn các nghiệm thức khác. Kết quả cho thấy cả ba loài rong này đều có tiềm năng làm nguồn nguyên liệu lên men để bổ sung vào thức ăn thủy sản, trong đó rong câu chỉ có hiệu quả cao hơn hoạt tính chống oxy hóa.
Description: 16tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/106776
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
311.64 kBAdobe PDF
Your IP: 18.222.184.207


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.