Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10709
Title: | Ảnh hưởng của quản lý chế độ cho ăn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) giai đoạn giống |
Authors: | Nguyễn, Thị Hồng Vân Phạm, Ngọc Nhàn Nguyễn, Thị Thanh Thủy |
Keywords: | Nuôi trồng thủy sản |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Abstract: | Lươn đồng, Monopterus albus (Zuiew, 1793) 15 ngày tuổi thu từ nguồn sản xuất nhân tạo có khối lượng và chiều dài ban đầu là 0,173g; 5cm được bố trí ương nuôi trong các thau nhựa có thể tích 5L/thau và bỏ giá thể dây nilon. Thí nghiệm được bố trí 2 nhân tố là tần suất cho ăn (2 và 4 lần/ngày) và tỷ lệ cho ăn (giữa sáng và chiều tối với các tỷ lệ 1:1, 1:2 và 1:3) gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mật độ ương là 60con/thau (2000con/m2), sử dụng sinh khối Artemia đông lạnh làm thức ăn trong suốt thời gian nuôi kéo dài 40 ngày. Kết quả sau 40 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống đạt 100% ở tất cả các nghiệm thức nhưng tăng trưởng có sự khác biệt (p<0,05) giữa các nghiệm thức. NT4 (cho ăn 4 lần/ngày tỷ lệ cho ăn sáng chiều là 1:1) có tăng trưởng cả về chiều dài và khối lượng cao nhất với SGR đạt 7,20%/ngày; DWG đạt 0,07g/ngày, DLG đạt 0,25cm/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT2 và NT3 (cho ăn 2 lần/ngày với các tỷ lệ 1:2 và 1:3 theo thứ tự tương ứng) với SGR từ 6,74 – 6,78%/ngày; DWG và DLG là 0,06g/ngày và 0,22cm/ngày, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy trong ương lươn giai đoạn giống với mật độ cao bằng thức ăn sinh khối Artemia, việc tăng tần suất cho ăn có hiệu quả hơn so với việc điều chỉnh tăng tỷ lệ cho ăn giữa buổi sáng và buổi chiều tối. |
Description: | 13 tr. |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10709 |
Appears in Collections: | Trường Thủy sản |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 452.54 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 13.59.250.115 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.