Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/107670
Nhan đề: Khả năng chế tạo bê tông nặng sử dụng bụi nhôm phế thải và chất kết dính Geopolymer từ nguồn vật liệu ở Việt Nam = Possibility of making heavyweight concrete using waste aluminum dust and geopolymer binder from material sources in Vietnam
Tác giả: Vũ, Ngọc Trụ
Từ khoá: Bê tông nặng
Bụi nhôm
Tro bay
Xỉ hạt lò cao nghiền mịn
Dung dịch kích hoạt
Cường độ nén
Năm xuất bản: 2024
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Xây dựng;Số 673 .- Tr.202-208
Tóm tắt: Bài viết cho thấy tiềm năng chế tạo bê tông nặng sử dụng bụi nhôm phế thải và chất kết dính Geopolymer từ hỗn hợp phế thải công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, các thành phần bụi nhôm, tro bay nhiệt điện Mông Dương 2 và xỉ hạt lò cao nghiền mịn Hòa Phát được sử dụng như là vật liệu khoáng, dung dịch NaOH với nồng độ 12 M và Na₂SiO₃ có mô-đun silic 2,75 được sử dụng như là dung dịch kích hoạt. Ngoài ra, bụi nhôm cũng được sử dụng để khử bớt thành phần kiềm dư trong nghiên cứu này. Tỷ lệ giữa dung dịch kích hoạt với vật liệu khoáng được khảo sát là 0,40. Hàm lượng bụi nhôm, xỉ lò cao và tro bay đã khảo sát lần lượt là 10%, 30% và 60% hàm lượng vật liệu khoáng. Tính công tác của hỗn hợp bê tông được xác định bằng độ sụt trong côn hình nón cụt tiêu chuẩn và cường độ của mẫu thí nghiệm được xác định trên mẫu hình trụ kích thước 150x300 mm. Đồng thời, lực bám dính giữa bê tông và cốt thép được xác định theo 22 TCN 60-84. Kết quả thực nghiệm đã thu được hỗn hợp bê tông có độ sụt trung bình khoảng 14 cm, cường độ nén ở tuổi 28 ngày khoảng 49,02 MPa và cường độ lực dính giữa bê tông và cốt thép trung bình khoảng 15,66 MPa.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/107670
ISSN: 2734-9888
Bộ sưu tập: Xây dựng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.42 MBAdobe PDF
Your IP: 3.12.74.138


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.