Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/107837
Nhan đề: | Xác định hàm lượng Monosodium Glutamate trong gói gia vị mì ăn liền bằng phương pháp quang phổ UV - Vis |
Tác giả: | Phạm, Quốc Nhiên Lê, Nguyễn Gia Ngân |
Từ khoá: | Hóa học |
Năm xuất bản: | 2024 |
Nhà xuất bản: | Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng monosodium glutamate (MSG, bột ngọt) bao gồm các phương pháp cổ điển như chuẩn độ điện thế, phương pháp phân tích khối lượng,... và phương pháp hiện đại như phương pháp quang phổ tử ngoại – khả kiến (UV – Vis), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký lớp mỏng (TLC),... Trong đó, phương pháp quang phổ UV – Vis được xem là một trong những phương pháp hiện đại, đơn giản, ít tốn kém và cho ra độ nhạy, độ chính xác cao. Đề tài “Xác định hàm lượng Monosodium Glutamate trong gói gia vị mì ăn liền bằng phương pháp quang phổ UV – Vis” được thực hiện nhằm xác định hàm lượng MSG trong một số mẫu gói gia vị mì ăn liền sử dụng thuốc thử tạo màu là ascorbic acid. Nội dung của nghiên cứu bao gồm: xác định khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), độ đặc hiệu, độ lặp lại, hiệu suất thu hồi và áp dụng phương pháp đã đánh giá để xác định hàm lượng MSG trong gói gia vị của 3 nhãn hiệu mì ăn liền bán trên thị trường Việt Nam như: mì 3 Miền, mì Vị Hương và mì Đệ Nhất. Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau: Khoảng tuyến tính của phương pháp được xác định trong khoảng hàm lượng MSG từ 0 - 20 mg/L với giá trị hệ số tương quan 0,99 ≤ R2 ≤ 1. Giới hạn phát hiện là 0,0058 mg/L, giới hạn định lượng là 0,0191 mg/L. Phương pháp phân tích có độ đặc hiệu cao và độ lặp lại tốt với giá trị RSD% thấp khi thực hiện khảo sát ở cả 3 mức nồng độ (thấp, trung bình, cao) trên ba nền mẫu bằng phương pháp thêm chuẩn. Kết quả giá trị RSD% thu được trên các nền mẫu lần lượt như sau: mì 3 Miền (0,655%; 0,673% và 1,394%), mì Vị Hương (1,673%; 0,500% và 0,116%) và mì Đệ Nhất (0,623%; 0,907% và 1,251%), đáp ứng được yêu cầu của AOAC (RSD% < 11). Hiệu suất thu hồi của phương pháp phân tích nằm trong khoảng 95,110 - 100,996%. Các kết quả trên chỉ ra rằng phương pháp quang phổ UV – Vis sử dụng thuốc thử ascorbic acid đáp ứng được yêu cầu của AOAC, phù hợp và có thể áp dụng để phân tích MSG có trong các mẫu thực tế. Áp dụng phương pháp đã đánh giá trên để xác định hàm lượng MSG trong các mẫu gói gia vị của 3 loại mì ăn liền bán trên thị trường Việt Nam đã thu được kết quả như sau: trong 1 g gói gia vị mỗi loại mì ăn liền có chứa hàm lượng MSG là mì 3 Miền (256,48 mg), mì Vị Hương (186,88 mg) và mì Đệ Nhất (288,02 mg). |
Mô tả: | 42 tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/107837 |
Bộ sưu tập: | Khoa Khoa học Tự nhiên |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 2.68 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.223.196.180 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.