Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/107902
Nhan đề: Sàng lọc khả năng kháng enzyme tyrosinase của một số cao chiết thực vật
Tác giả: Nguyễn, Thị Kim Huê
Phạm, Lê Hoàng Uyên
Từ khoá: Sinh học
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Enzyme tyrosinase có vai trò trung tâm trong sản xuất sắc tố melanin. Melanin bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, nhưng gây tình trạng sạm da khi melanin tích tụ nhiều dưới da. Vì vậy, đề tài “Sàng lọc khả năng kháng enzyme tyrosinase của một số cao chiết thực vật” được thực hiện nhằm xác định hàm lượng phenolics, flavonoid toàn phần và sàng lọc hoạt tính kháng enzyme tyrosinase của các mẫu cao chiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy sáu cao chiết lá của tía tô (Perilla frutescens var. crispa), xoài (Mangifera indica), diếp cá (Houttuynia cordata), khổ qua (Momordica charantia), thanh trà (Bouea macrophylla) và cần nước (Oenanthe javanica) đều có chứa phenolics, flavonoid, saponin. Mẫu cao chiết ethanol 96% của lá thanh trà có hàm lượng phenolics cao nhất và mẫu cao chiết ethanol 96% của lá xoài có hàm lượng flavonoid cao nhất. Trong 6 loại cao chiết, tía tô cho hiệu suất ức chế enzyme tyrosinase cao nhất. Thêm vào đó, hỗn hợp cao chiết lá tía tô + thanh trà + xoài cho hiệu quả kháng enzyme tyrosinase tốt nhất, với IC50 thấp nhất (44,62 µg/mL). Như vậy, cao chiết tía tô và hỗn hợp của nó rất có tiềm năng trong hỗ trợ điều trị nám da do hoạt động quá mức của enzyme tyrosinase.
Mô tả: 56 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/107902
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.46 MBAdobe PDF
Your IP: 18.116.62.198


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.