Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108267
Nhan đề: Tâm thức lưu đày của thanh niên trong truyện ngắn ở đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 qua khảo sát trên tạp chí Bách Khoa
Tác giả: Bùi, Ngọc Anh Thư
Từ khoá: Chủ nghĩa hậu thuộc địa
Tâm thức lưu đày
Tạp chí Bách Khoa
Thanh niên
Truyện ngắn
Năm xuất bản: 2024
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp;Tập 13, Số 04 .- Tr.95-101
Tóm tắt: Exile (tạm dịch: tâm thức lưu đày) là một trong những nội dung quan trọng của thuyết hậu thuộc địa, thường bắt gặp ở những đối tượng có sự chia cắt với quê hương thật sự hoặc nguồn gốc văn hóa và dân tộc. Đây vẫn là một lý thuyết khá mới mẻ với giới nghiên cứu trong nước. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nhiều truyện ngắn trên tạp chí Bách Khoa đã bước đầu xây dựng các nhân vật mang tâm thức lưu đày khá rõ rệt. Bằng các phương pháp phân tích, chứng minh, lịch sử-xã hội, nghiên cứu liên ngành, bài viết sẽ chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của tâm thức lưu đày ở đối tượng thanh niên qua các trạng thái cô đơn, lạ lẫm, xa cách với quê hương và bị “bật gốc” khỏi cội nguồn dân tộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trạng thái tâm lý phức tạp ở đối tượng thanh niên, khi họ không chỉ là những người trực tiếp chịu nhiều tác động dội của chủ nghĩa thực dân mà còn đóng vai trò là người nắm giữ trong tay vận mệnh đất nước. Qua đó, có thể hình dung được sức ép to lớn của chủ nghĩa thực dân đối với những người trẻ ở miền Nam Việt Nam trong suốt hơn hai mươi năm bị xâm lược.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108267
ISSN: 0866-7675
Bộ sưu tập: Khoa học ĐH Đồng Tháp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
306.44 kBAdobe PDF
Your IP: 3.140.195.249


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.