Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108392
Title: | Kiến tạo và thương thỏa về bản sắc dân tộc: Một số quan sát về thực hành trang phục của dân tộc Mông ở Việt Nam |
Authors: | Hà, Yến Chi |
Keywords: | Dân tộc Mông Trang phục Vải thổ cẩm Thương mại văn hoá Du lịch |
Issue Date: | 2024 |
Series/Report no.: | Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam;Số 01 .- Tr.31-42 |
Abstract: | Người Mông (Hmong/Hmoob), một dân tộc chủ yếu sống ở vùng cao phía Tây Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lân cận, bao gồm Việt Nam, Lào và Thái Lan, rất giàu truyền thống trong việc làm thổ cẩm và trang phục. Những thực hành về vải và trang phục của họ đã thu hút nhiều nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào những mô tả cảm quan và ý nghĩa địa phương, cũng như quá trình thương mại hóa gắn với tiềm năng du lịch của nó. Dựa trên tài liệu học thuật và dữ liệu dân tộc học, nghiên cứu này lập luận rằng trang phục và kĩ thuật làm vải của phụ nữ Mông ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc duy trì bản sắc dân tộc, mà còn đối với việc cộng đồng đàm phán về quyền lực và tính tự chủ, trong bối cảnh người Mông là một dân tộc thiểu số thường bị lễ hóa trong xã hội Việt Nam. Nghiên cứu này trước tiên mô tả các yếu tố cốt lõi của kĩ thuật dệt và trang phục truyền thống của người Mông, cũng như sự đa dạng nội bộ, sau đó phân tích tính năng động của các thực hành này trong việc đồng thời bảo tồn truyền thống và ứng dụng các ảnh hưởng bên ngoài và công nghệ hiện đại. Cuối cùng, nghiên cứu tập trung vào vai trò của trang phục trong các kiến tạo về dân tộc Mông như là "Cái Lạ" (The Other). đặc biệt là trong bối cảnh du lịch và thương mại hóa văn hóa, cũng như cách họ đàm phán về các kiến tạo này thông qua việc tham gia có tính chiến lược và du lịch và kinh doanh thổ cẩm. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108392 |
ISSN: | 3030-4121 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam (Văn hóa Dân gian) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 7.29 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.119.29.246 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.