Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108420
Title: | Bến Bạc và đền Cô Bơ bến Bạc: Những “lát cắt” của tín ngưỡng dân gian |
Authors: | Nguyễn, Ngọc Mai |
Keywords: | Bến Bạc Thượng Thụy Đền Cô Bơ Bến Bạc |
Issue Date: | 2024 |
Series/Report no.: | Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam;Số 04 .- Tr.15-23 |
Abstract: | Địa danh Bến Bạc nằm ở vị trí sát bờ mép nước sông Hồng tại địa chỉ 144 An Dương Vương thuộc địa phận Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội). Trước 1995, xã Phú Thượng được chia thành ba làng là Thượng Thụy, Phú Gia và Phú Xá (có tên nôm là làng Bạc, làng Gạ và làng Sù). Bến Bạc đã được dựng biển di tích lịch sử năm 2000 và là nơi hằng năm dân làng Thượng Thụy (làng Bạc) ngày nay vẫn tổ chức rước nước từ sông Hồng vào đình Thượng Thụy để thờ. Đây là một di tích lịch sử gắn bó chặt chẽ với sồng Hồng, Hồ Tây và cả làng Phú Thượng của Quận Tây Hồ, nhưng rất ít người biết được vị trí vai trò của Bến Bạc xưa. Bài viết dựa trên các tư liệu khảo sát tại chỗ, tư liệu Hán nôm lưu trong đình Thượng Thụy và các văn bản cổ khác của làng Thượng Thụy xưa để dựng lại hình hài, chức năng của Bến Bạc và mối liên hệ giữa Bến Bạc với đền Cô Bơ Bến Bạc ngày nay và với đình Thượng Thụy (Đình Làng Bạc xưa) và các địa danh khác như miều Vọng Giang, miều tiên tằm ở cùng khu vực. Ngoài ra, bài viết còn làm rõ các lớp thần chủ từng được thờ phụng ở khu vực này. Khái niệm "lát cắt” ở đây hàm ý chỉ những lớp tín ngưỡng dân gian và những thần chủ khác nhau từng tồn tại ở những thời gian khác nhau cùng chồng xếp trong cùng một di tích (nay đã bị lu mờ). Lập luận chính của bài viết sẽ tập trung vào luận chứng, bóc tách và giải mã từng lớp lang đó của tín ngưỡng tại đây. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108420 |
ISSN: | 3030-4121 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam (Văn hóa Dân gian) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.47 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.118.166.45 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.