Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108782
Title: Trao đổi kinh nghiệm về trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi tại doanh nghiệp
Authors: Hoàng, Hải Yến
Keywords: Trích lập dự phòng
Nợ phải thu khó đòi
Căn cứ pháp lý
Issue Date: 2024
Series/Report no.: Tạp chí Kế toán và Kiểm toán;Số 08 .- Tr.107-110
Abstract: Đứng trước tình hình chung của nền kinh tế giai đoạn hậu Covid-19, số lượng các doanh nghiệp (DN) và cá nhân mất khả năng thanh toán vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, số DN phá sản và ngừng hoạt động năm 2024 có thể lên đến > 178.000 DN, tăng hơn 3,3% so với cùng kỳ năm 2023. Ở một góc nhìn khác, để gia tăng hiệu quả kinh doanh rất nhiều DN đưa ra lựa chọn phương thức bán chịu và bán hàng trả chậm, trả góp. Hình thức thanh toán này đã kích thích việc mua sắm và đầu tư của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo đó tình hình thu hồi các khoản nợ phải thu của DN gặp nhiều khó khăn. Các khoản nợ đã quá hạn nhưng không thể thu hồi, hoặc đang trong hạn nhưng khách hàng mất khả năng thanh toán. Từ đây, vấn đề đặt ra là, DN cần có những biện pháp nào nhằm bảo toàn vốn và phát huy tối đa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và một trong những biện pháp được đánh giá là có vai trò rất quan trọng, mang tính chủ động mà DN có thể áp dụng đầu tiên đó chính là trích lập và xử lý các khoản dự phòng tổn thất tài sản, một trong số đó là trích lập và xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Việc am hiểu và tuân thủ các căn cứ pháp lý theo quy định hiện hành sẽ giúp DN hạn chế tối đa những vướng mắc trong việc phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108782
ISSN: 2815-6129
Appears in Collections:Kế toán và Kiểm toán

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.25 MBAdobe PDF
Your IP: 18.221.175.172


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.