Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108802
Title: Xây dựng kịch bản phát thải carbon gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các khu đô thị mới tại Hà Nội = Developing the GHG inventory method for new urban areas in Hanoi associated with land use planning
Authors: Hoàng, Thị Hương Giang
Lê, Quỳnh Chi
Keywords: Carbon thấp
Khu đô thị mới
Quy hoạch đô thị
Kiểm kê KNK
Sử dụng đất
Phát triển bền vững
Issue Date: 2024
Series/Report no.: Tạp chí Xây dựng;Số 675 .- Tr.142-146
Abstract: Báo cáo đánh giá của Nhóm công tác I thuộc Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra vào đầu năm 2013 khẳng định rằng Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải carbon từ các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Khu vực đô thị, mặc dù chỉ chiếm 2% diện tích toàn cầu, lại chịu trách nhiệm tới 70% lượng phát thải carbon. [1] Đô thị Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, với tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 23.7% năm 1999 lên 40% vào năm 2020. Sự phát triển của các khu đô thị mới (KĐTM) đóng góp đáng kể vào quá trình đô thị hóa này, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội. Đến năm 2020, cả nước có khoảng 2.500 dự án nhà ở đô thị và KĐTM đang triển khai, trong đó có 764 dự án KĐTM. Hà Nội dẫn đầu cả nước với 146 dự án KĐTM. Nếu tất cả các dự án này đi vào hoạt động, dân số tại các KĐTM ở Hà Nội sẽ là 2.8 triệu người, chiếm hơn 1/4 dân số toàn đô thị, đồng nghĩa với việc các KĐTM sẽ trở thành nơi tập trung phát thải lớn của Hà Nội. [2] Hiện nay, Hà Nội đã đặt mục tiêu đến năm 2025: Lượng phát thải carbon giảm 12.14% so với mức phát thải năm 2025 khi không có các biện pháp giảm phát thải carbon (khoảng 6.68 triệu tấn CO₂): Đến năm 2030: Lượng phát thải carbon giảm 18.71% so với mức phát thải năm 2030 khi không có các biện pháp giảm phát thải carbon (khoảng 13.76 triệu tấn CO₂) [3]. Tuy nhiên, công tác kiểm kê KNK mới chỉ được thực hiện cho toàn thành phố, hoặc tại các cơ sở sản xuất và một số công trình cụ thể, mà chưa được thực hiện tại các KĐTM. Do đó, chưa thể xác định rõ các nguồn phát thải và hấp thụ cũng như đánh giá mức độ phát thải của các KĐTM này để đưa ra các giải pháp cụ thể, nhằm đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải chung của toàn thành phố. Trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050. Việt Nam cam kết tại COP26 rằng đến năm 2030. 25% các KĐTM sẽ đạt tiêu chí khu đô thị xanh, phát thải carbon thấp, và tỷ lệ này sẽ tăng lên 50% vào năm 2050 [4]. Tuy nhiên, ngành Xây dựng vẫn chưa xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thế nào là KĐTM carbon thấp, cũng như chưa có hướng dẫn kiểm kê, đánh giá, giám sát phát thải carbon cho các KĐTM. Nhận thấy các KĐTM có đặc tính khác với các khu dân cư trong đô thị, tác giả bài báo đã kết hợp các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến quy hoạch với khảo sát đặc điểm sử dụng đất của các KĐTM tại Hà Nội để đề xuất một phương pháp xây dựng kịch bản phát thải carbon cho các KĐTM ngay từ bước lập quy hoạch. Trong bài báo này, tác giả đã kết hợp các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến quy hoạch với việc khảo sát đặc điểm sử dụng đất của các KĐTM tại Hà Nội. Mục tiêu là đề xuất một phương pháp xây dựng kịch bản phát thải carbon cho các KĐTM tại Hà Nội ngay từ bước lập quy hoạch.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/108802
ISSN: 2734-9888
Appears in Collections:Xây dựng

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
369.09 kBAdobe PDF
Your IP: 3.15.138.214


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.