Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/109292
Nhan đề: Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp cải thiện đất lên sinh trưởng, năng suất lúa và đặc tính đất tại huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Nguyễn, Khởi Nghĩa
Lý, Chí Lập B2015037
Từ khoá: Sinh học ứng dụng
Sinh lý - Sinh hoá
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nông nghiệp lớn, chiếm 52% tổng sản lượng lúa gạo của cả nước. Tuy nhiên, khu vực này đang phải đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên. Xâm nhập mặn gây ra những tác động lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời làm thay đổi tính chất hóa, lý, sinh học của đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bón than sinh học, phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh kết hợp với phương pháp quản lý nước khô ngập luân phiên và giảm cày xới giúp gia tăng khả năng chống chịu, sinh trưởng và năng suất của cây lúa dưới điều kiện đất nhiễm mặn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của một số biện pháp sinh học bao gồm phương pháp quản lý nước khô ngập luân phiên (AWD), giảm cày xới, bón than sinh học (biochar), phân hữu cơ và bón chế phẩm vi sinh chịu mặn NPKISi lên sinh trưởng, năng suất và cải thiện chất lượng đất trồng lúa trong điều kiện nhiễm mặn tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng sau 1 vụ thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi lô thí nghiệm. Các nghiệm thức lần lượt là NT1: 100% NPK khuyến cáo, bón theo kỹ thuật nông dân, NT2: 100% NPK + Khô ngập luân phiên, NT3: 100% NPK + giảm cày xới, NT4: 100% NPK + Khô ngập luân phiên + giảm cày xới, NT5: NPKISi + 50% NPK + Khô ngập luân phiên + giảm cày xới, NT6: Biochar + NPKISi + 50% NPK + Khô ngập luân phiên + giảm cày xới, NT7: Phân hữu cơ + NPKISi + 50% NPK + Khô ngập luân phiên + giảm cày xới, NT8: Biochar + phân hữu cơ + NPKISi + 50% NPK + Khô ngập luân phiên + giảm cày xới. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức sử dụng các biện pháp cải thiện đất duy trì được chiều cao cây, chỉ số SPAD, số chồi, chiều dài bông, tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông, tỉ lệ hạt chắc/bông và năng suất tương đương, đồng thời gia tăng chiều dài rễ và số rễ so với nghiệm thức bón 100% NPK khuyến cáo. Ngoài ra các nghiệm thức tác động còn giúp gia tăng EC, duy trì được hàm lượng NO3-, hàm lượng CEC trong đất, tuy nhiên hàm lượng Nts và NH4+ giảm so với nghiệm thức bón 100% NPK. Đồng thời các nghiệm thức này còn giup gia tăng mật số vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân, trong đất sau 1 vụ thí nghiệm.
Mô tả: 84 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/109292
Bộ sưu tập: Trường Nông nghiệp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.5 MBAdobe PDF
Your IP: 3.23.103.203


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.