Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/109301
Title: Đánh giá sự biến động hàm lượng anthocyanin và đặc tính nông học ở quần thể phân ly F2 lúa màu (Oryza sativa L.)
Authors: Phạm, Thị Bé Tư
Phan, Huỳnh Trí Đạt B2005909
Keywords: Sinh học ứng dụng
Issue Date: 2024
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Lúa gạo được xem là cây lương thực chủ yếu nuôi sống hơn 50% dân số thế giới. Hiện nay, các loại gạo màu đang được thị trường trong và ngoài nước quan tâm tới bởi tính kháng oxy hóa và các hoạt tính khác tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa màu đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu được chú trọng. Đề tài “Đánh giá sự biến động hàm lượng anthocyanin và đặc tính nông học ở quần thể phân ly F2 lúa màu (Oryza sativa L.)” được thực hiện nhằm mục tiêu chọn ra các dòng lai có đặc tính nông học tốt và hàm lượng anthocyanin cao của tổ hợp lai Lứt Tím 10/Lứt Tím 2. Phương pháp đánh giá đặc tính nông học được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN: 2021). Phương pháp phân tích hàm lượng anthocyanin được thực hiện dựa trên hàm lượng Cyanidin-3-glucoside. Bên cạnh đó, chỉ thị phân tử RM7405, RM7210 và RM3400 được sử dụng để xác định màu sắc vỏ lụa hạt gạo liên quan đến tính trạng hàm lượng anthocyanin. Kết quả ghi nhận, có sự biến động về các đặc tính nông học giữa các cá thể trong quần thể F2 so với bố mẹ, cụ thể: Thời gian sinh trưởng dao động từ 90 - 94 ngày, chiều cao cây dao động từ 99 - 164 cm có sự khác biệt lớn so với bố (112,67 cm) và mẹ (105,6 cm), chiều dài bông dao động từ 18,37 - 33,83 cm không có sự khác biệt nhiều so với bố (25,7±1,57 cm) và mẹ (24,1±0,79 cm), số bông/bụi dao động từ 10 - 23 bông nhiều hơn so với bố (10 bông) và mẹ (11 bông), tổng số hạt dao động từ 40 - 254 hạt so với bố (81±1 hạt) và mẹ (199±4 hạt), tỷ lệ hạt chắc dao động từ 21 - 95%, khối lượng 1000 hạt dao động từ 14,66 - 44,09 gram so với bố (35,92 gram) và mẹ (23,45 gram). Đã chọn lọc được 64 cá thể trên tổng số 343 cá thể có đặc tính nông học ưu tú và vượt trội hơn so với bố mẹ. Kết quả phân tích hàm lượng anthocyanin của 64 cá thể đã được chọn lọc có kiểu hình lí tưởng cho thấy hàm lượng anthocyanin thể hiện cao nhất ở các dòng lần lượt là TNN55-46-3 (288,3±3,04 mg-Cy 3-glc/100g), TNN55-9-4 (253,8±2,14 mg-Cy 3-glc/100g), TNN55-57-1 (227,7±3,27 mg-Cy 3-glc/100g), thấp nhất là TNN55-34-4 (54,3±0,80 mg-Cy 3-glc/100g). Kết quả nhận diện gen quy định màu sắc vỏ lụa hạt gạo là Kala1, Kala3 và Kala4 có hàm lượng anthocyanin ≥ 100 (mg-Cy 3-glc/100g), ghi nhận có 45 cá thể dòng lai đều mang cả 3 gen Kala1, Kala3 và Kala4
Description: 79 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/109301
Appears in Collections:Trường Nông nghiệp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.78 MBAdobe PDF
Your IP: 3.129.67.218


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.