Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/109874
Nhan đề: | Thực trạng và giải pháp quản lý không gian ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại Quận 1 = Current situation and solutions for management of urban underground space in Ho Chi Minh city: A case study of Qistrict 1 |
Tác giả: | Trương, Võ Công Dung Phan, Nhựt Duy Nguyễn, Lâm |
Từ khoá: | Không gian ngầm đô thị Quản lý phát triển Quy hoạch đô thị |
Năm xuất bản: | 2024 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Xây dựng;Số 679 .- Tr.131-137 |
Tóm tắt: | Không gian ngắm được xem là một trong các thành phần quan trọng của đô thị trong quá trình phát triển nhất là khu trung tâm. Đây được xem là một nguồn lực và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa được khai thác hiệu quả và cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn trong công tác quản lý tại nhiều đô thị. Thông qua bài học kinh nghiệm quản lý của một số đô thị trên thế giới, cùng các phân tích thực trạng phát triển không gian ngầm cho khu vực nghiên cứu điển hình tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), bài viết nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển không gian ngầm, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý mang tính chiến lược nhằm giúp địa phương khai thác các tiềm năng phát triển. Với tỷ lệ phân tầng ngầm hiện nay tại một số công trình tiêu biểu trung bình chỉ khoảng 10-15% (so với phần nổi), có độ sâu tối đa được cấp phép đến năm 2024 là 5 tầng được nhận định còn hạn chế về mặt số lượng lẫn chiều sâu so với các đô thị khác trên thế giới. Do đó, nghiên cứu này đề xuất chia thành ba phân lớp với các độ sâu khác nhau lần lượt là 15m, 35m và lớn hơn 35m, phân lớp 2 (tầng hầm 6-8, tương ứng khoảng âm 15-25m) được chú trọng đề xuất khả năng cho phép phát triển, khai thác hiệu quả không gian đô thị nhằm giải quyết một số vấn đề bức thiết do diện tích trên một đất tại khu trung tâm, và có thể được bố trí cho không gian chuyển tiếp - kết nối với không gian ngầm của đô thị (phân lớp 3). Các đề xuất này được kỳ vọng có thể được tham khảo triển khai thí điểm cho Tp. HCM và một số đô thị khác tại Việt Nam. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/109874 |
ISSN: | 2734-9888 |
Bộ sưu tập: | Xây dựng |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 703.22 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.191.195.180 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.