Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110092
Nhan đề: Ảnh hưởng của việc khử trùng định kỳ đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopennaeus vannamei).
Tác giả: Trương, Quốc Phú
Đặng, Thị Hoàng Oanh
Trương, Trí Tỷ
Từ khoá: Bệnh học thuỷ sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chất khử trùng đến mật độ vi khuẩn Vibrio, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức: (i) không xử lý chất khử trùng (đối chứng); (ii) xử lý KHSO5, (iii) xử lý PVP-Iodine và (iv) xử lý Glutaraldehyde. Tôm giống có khối lượng 1,5 g/con được bố trí trong các bể kính có thể tích 25L với mật độ 15 con/bể. Tôm được cho ăn 4 lần/ngày với thức ăn 40% protein và khẩu phần ăn từ 5-10% khối lượng thân.Sau 28 ngày nuôi mật độ vi khuẩn Vibrio trung bình dao động từ 3,23x104 –1,18x105 CFU/ml, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Việc xử lý khử trùng định kỳ là không hiệu quả trong việc kiểm soát mật độ Vibrio. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tương đối về chiều dài và tốc độ tăng tưởng tuyệt đối về khối lượng khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của nghiệm thức đối chứng là cao nhất, khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức xử lý Glutaraldehyde nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của tôm cao nhất ở nghiệm thức bổ sung KHSO5 (71,00±10,15%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức bổ sung Glutaraldehyde nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Mô tả: 15tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110092
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
554.03 kBAdobe PDF
Your IP: 18.226.34.148


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.