Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110162
Nhan đề: Kiểm soát sự phát triển của tảo gây hại trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng chế phẩm sinh học
Tác giả: Huỳnh, Thanh Tới
Lê, Thanh Tình
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá biến động chất lượng nước, thành phần loài, mật độ tảo và khả năng kiểm soát tảo lam gây hại trong bể nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng chế phẩm sinh học. Thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức gồm (1) Nghiệm thức đối chứng (NT ĐC) không sử dụng CPSH và 5 nghiệm thức bổ sung CPSH ở nồng độ khác nhau là (2) Nghiệm thức 2: 101 CFU/mL (NT 101 CFU/mL); (3) nghiệm thức 3: 102 CFU/mL (NT 102 CFU/mL); nghiệm thức 4: 103 CFU/mL (NT 103 CFU/mL); (5) nghiệm thức 5: 104 CFU/mL (NT 104 CFU/mL) và (6) nghiệm thức 6: CPSH thương mại. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Chế phẩm vi sinh được bổ sung vào bể 3 ngày/lần. Mật độ tôm thả 50 con/bể. Trước khi bổ sung tảo lam (Planktonthrix pseudagardhii), mẫu môi trường nước và tảo thu định kỳ 1 lần/tuần. Sau khi bổ sung tảo lam, mẫu môi trường nước và tảo thu 1 lần/ngày và thu liên tục đến cuối thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm. Tổng cộng 20 loài thuộc 6 ngành đã xác định. Số loài tảo biến động từ 13-16 loài tương ứng với mật độ từ 2.400.724 ct/L đến 141.176.889 ct/L. Thành phần loài tảo khuê và tảo lục cao hơn các ngành tảo còn lại. Mật độ tảo lam gây hại giảm thấp đáng kể ở nghiệm thức có nồng độ CPSH 103 CFU/mL và 104 CFU/mL.
Mô tả: 24tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110162
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.18 MBAdobe PDF
Your IP: 3.22.71.149


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.