Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110170
Nhan đề: | Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa ion và stress của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở thế hệ G2 |
Tác giả: | Đỗ, Thị Thanh Hương Nguyễn, Khánh Duy |
Từ khoá: | Nuôi Trồng Thuỷ Sản |
Năm xuất bản: | 2024 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa ion và stress của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở thế hệ G2. Thí nghiệm được bố trí với đàn cá bố mẹ ban đầu (G1) được nuôi ở độ mặn 0‰ và 8‰ và cho sinh sản để tạo đàn cá G2. Đàn cá G2 được ương ở độ mặn (0‰, 4‰, 8‰, 12‰, 16‰) đến giai đoạn giống kích cỡ 8 – 10 g và sử dụng trong nghiên cứu. Như vậy thí nghiệm gồm 10 ngiệm thức và lặp lại 2 lần. Mẫu cá được thu vào ngày 8 (D8) và ngày 22 (D22) để đánh giá các chỉ tiêu sinh lý như hàm lượng cortisol, glucose, và nồng độ ion. Kết quả cho thấy hàm lượng cortisol trong cùng độ mặn ương ở nhóm G1 8‰ tăng cao hơn so với G1 0‰, sự sai khác có ý nghĩa thể hiện ở độ mặn 4‰, 8‰ ở lần thu D8 và 8‰ và 8‰, 12‰ ở D22 (p<0,05). Hàm lượng glucose ở nhóm G1-8‰ tăng cao hơn so với G1-0‰, sai khác có ý nghĩa ở độ mặn 12‰ ở hai lần thu D8 và D22 (p<0,05). Nồng độ ion Na+, K+, Cl- đều có xu hướng tăng lên theo sự gia tăng của độ mặn, cao nhất ở độ mặn ương từ 12‰ đến 16‰ khác biệt có ý nghĩa so với 0‰, 4‰, 8‰ (p<0,05). Nghiên cứu cho thấy hàm lượng cortisol, hàm lượng glucose và nồng độ ion của cá trê sống ở độ mặn 4‰ và 8‰ thì cá ít bị stress hơn cá ở độ mặn cao |
Mô tả: | 13tr. |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110170 |
Bộ sưu tập: | Trường Thủy sản |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 1.01 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.14.128.23 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.