Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110170
Title: Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa ion và stress của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở thế hệ G2
Authors: Đỗ, Thị Thanh Hương
Nguyễn, Khánh Duy
Keywords: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Issue Date: 2024
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa ion và stress của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở thế hệ G2. Thí nghiệm được bố trí với đàn cá bố mẹ ban đầu (G1) được nuôi ở độ mặn 0‰ và 8‰ và cho sinh sản để tạo đàn cá G2. Đàn cá G2 được ương ở độ mặn (0‰, 4‰, 8‰, 12‰, 16‰) đến giai đoạn giống kích cỡ 8 – 10 g và sử dụng trong nghiên cứu. Như vậy thí nghiệm gồm 10 ngiệm thức và lặp lại 2 lần. Mẫu cá được thu vào ngày 8 (D8) và ngày 22 (D22) để đánh giá các chỉ tiêu sinh lý như hàm lượng cortisol, glucose, và nồng độ ion. Kết quả cho thấy hàm lượng cortisol trong cùng độ mặn ương ở nhóm G1 8‰ tăng cao hơn so với G1 0‰, sự sai khác có ý nghĩa thể hiện ở độ mặn 4‰, 8‰ ở lần thu D8 và 8‰ và 8‰, 12‰ ở D22 (p<0,05). Hàm lượng glucose ở nhóm G1-8‰ tăng cao hơn so với G1-0‰, sai khác có ý nghĩa ở độ mặn 12‰ ở hai lần thu D8 và D22 (p<0,05). Nồng độ ion Na+, K+, Cl- đều có xu hướng tăng lên theo sự gia tăng của độ mặn, cao nhất ở độ mặn ương từ 12‰ đến 16‰ khác biệt có ý nghĩa so với 0‰, 4‰, 8‰ (p<0,05). Nghiên cứu cho thấy hàm lượng cortisol, hàm lượng glucose và nồng độ ion của cá trê sống ở độ mặn 4‰ và 8‰ thì cá ít bị stress hơn cá ở độ mặn cao
Description: 13tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110170
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.01 MBAdobe PDF
Your IP: 18.190.219.146


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.