Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110278
Nhan đề: Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) nuôi trong môi trường pH thấp
Tác giả: Lê, Thị Phương Mai
Trần, Thanh Huy
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thuỷ sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng của cá sặc rằn nuôi trong điều kiện môi trường có pH thấp tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được tiến hành từ tháng 9/2024 đến tháng 11/2024. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra được mật độ thích hợp để nuôi cá sặc rằn trong điều kiện môi trường tự nhiên có pH thấp. Kết quả cho thấy, mật độ thích hợp nhất để nuôi cá sặc rằn là 30con/m2 . Sau 2 tháng nuôi cá đạt chiều dài trung bình là 10,70 ± 0,89 cm/con và khối lượng trung bình đạt 19,16 ± 4,89 g/con. Kế đến là mật độ 35 con/m2 đạt chiều dài trung bình là 10,30 ± 0,87 cm/con và khối lượng trung bình đạt 16,72 ± 4,20 g/con. Cuối cùng là mật độ 40 con/m2 đạt chiều dài trung bình đạt 10,23 ± 0,82 cm/con. Và khối lượng trung bình đạt 16,09± 4,06 g/con. Tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc nghiên cứu dao động trong khoảng từ 60,8 % đến 71,1 %. Trong đó mật độ 30 con/m2 đạt tỷ lệ sống cao nhất với 71,1 %, tiếp theo là mật độ 35 con/m2 đạt 63,8% và thấp nhất là mật độ 40 con/m2 đạt 60,8%. Năng suất thu hoạch đạt cao nhất ở mật độ 30 con/m2 với 0,41kg/m2 , kế tiếp là mật độ 40 con/m2 đạt 0,39 kg/m2 và cuối cùng đạt thấp nhất là ở mật độ 35 con/m2 với 0,37 kg/m2. Tiêu đề: Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis Regan, 1910) nuôi trong môi trường pH thấp.
Mô tả: 20tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/110278
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
641.43 kBAdobe PDF
Your IP: 3.15.145.122


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.