Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/111524
Nhan đề: Ảnh hưởng của độ mặn lên hoạt tính enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của cá bông lau (Pangasius krempfi) giống lớn
Tác giả: Nguyễn, Thanh Phương
Nguyễn, Tuấn Kiệt
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên hoạt tính enzyme tiêu hóa và tăng trưởng của cá bông lau (Pangasius krempfi) giống lớn. Nhằm tìm ra độ mặn phù hợp để ương/nuôi cá làm cơ sở tối ưu hoá hoạt tính enzyme tiêu hoá và hiệu quả sử dụng thức ăn. Cá bông lau được nuôi trong bể ở các mức độ mặn khác nhau (0, 10, 24 và 34‰). Kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy độ mặn làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá, độ mặn càng cao tốc độ tăng trưởng càng chậm. Tốc độ tăng trưởng của cá giảm đáng kể ở độ mặn cao (24‰). Kết quả trên cho thấy cá bông lau không thể sống được khi độ mặn tăng đến 34‰. Sau 90 ngày nuôi, do ảnh hưởng của độ mặn cao, tất cả cá ở nghiệm thức 34‰ chết. FCR của cá sau 90 ngày nuôi cao nhất ở nghiệm thức 24‰, tỷ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức 0 và 10‰. Hoạt tính enzyme pepsin, chymotrypsin, amylase giảm khi độ mặn tăng đến 24‰. Qua đó cho thấy độ mặn phù hợp cho sự tăng trưởng và sự hoạt động của enzyme tiêu hóa của cá bông lau từ 0-10‰.
Mô tả: 17tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/111524
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
529.16 kBAdobe PDF
Your IP: 3.137.216.202


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.