Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/112204
Nhan đề: Ứng phó của Nhà nước trong tình trạng khẩn cấp: Thử nghiệm về tính bền vững của pháp quyền
Tác giả: Nguyễn, Quang Đức
Đặng, Minh Tuấn
Từ khoá: Tình trạng khẩn cấp
Quyền hạn khẩn cấp
Pháp quyền
Năm xuất bản: 2024
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Luật học;Số 12 .- Tr.03-14
Tóm tắt: Tình trạng khẩn cấp rõ ràng là một phép thử đối với tính bền vững của các nguyên tắc pháp quyền. Thông thường, hành vi công bị kiểm soát chặt chẽ bởi nguyên tắc bao trùm “công chức chỉ được làm những gì luật cho phép”. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp ở các quốc gia đã cho thấy, chủ thể công có xu hướng tự đặt ra các ngoại lệ để hành xử mà trong nhiều tình huống, có thể vượt quá khuôn khổ cho phép hoặc nguy hiểm hơn, sẵn sàng kéo dài các biệt lệ đó khi tình huống khẩn cấp không còn. Để ứng phó với tình trạng khẩn cấp, các chủ thể công đã áp dụng các biện pháp can thiệp vượt xa khuôn khổ thông thường, trên quy mô xã hội rộng lớn như: hạn chế quyền tự do đi lại, hội họp, tự do kinh doanh hoặc can thiệp vào các quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên, khả năng thu hồi các biện pháp can thiệp này khi tình huống khẩn cấp không còn chính là bài kiểm tra về tính bền vững của các nguyên tắc pháp quyền. Những thảo luận trong nghiên cứu này nhằm tìm ra những giới hạn pháp quyền không được vượt qua ngay cả trong tình trạng khẩn cấp và các thủ tục cần thiết để cung cấp sức mạnh hợp lí cho các chủ thể công sử dụng trong tình huống khẩn cấp (quyền hạn khẩn cấp).
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/112204
ISSN: 0868-3522
Bộ sưu tập: Luật học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.38 MBAdobe PDF
Your IP: 3.135.223.70


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.