Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/11243
Nhan đề: | Tính chất Việt hóa của nho giáo trong quá trình du nhập vào Việt Nam |
Tác giả: | Phạm, Thị Loan |
Từ khoá: | Nho giáo Quá trình du nhập vào Việt Nam Tính chất Việt hóa |
Năm xuất bản: | 2018 |
Tùng thư/Số báo cáo: | Tạp chí Triết học;Số 05 .- Tr.47-55 |
Tóm tắt: | Nho giáo, với tính cách một học thuyết chính trị, đạo đức, triết học của Trung Quốc ra đời từ thế kỷ VI trước Công nguyên, khi được truyền vào Việt Nam đã phải trải qua một quá trình bản địa hóa, hay nói cách khác là quá trình Việt hóa. Người Việt đã tiếp thu, cải tạo Nho giáo dựa trên cơ sở truyền thống và hệ giá trị của mình; trong đó, tinh thần yêu nước, ý thức độc lập tự chủ tính gắn kết cộng đồng, lối sống trọng tình nghĩa, đạo lý thương người, khoan dung,... là những yếu tố cơ bản. Tính chất Việt hóa của Nho giáo trong quá trình du nhập vào Việt Nam thể hiện qua ba điểm: Thứ nhất, người Việt đã thông diễn lại tư tưởng Nho giáo bằng tiếng Việt, theo đó các yếu tố học thuật Trung Quốc được bản địa hóa; thứ hai, người Việt không tiếp nhận toàn bộ nội dung của Nho giáo Trung Quốc, mà chỉ tiếp nhận những gì gần gũi, phù hợp; thứ ba, khi tiếp nhận các khái niệm của Nho giáo, người Việt đã biến đổi nó, tái cấu trúc và sắp xếp lại thang bậc các giá trị. |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn:8080//jspui/handle/123456789/11243 |
ISSN: | 0866-7632 |
Bộ sưu tập: | Triết học |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 5.99 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 18.188.245.152 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.