Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/112971
Nhan đề: Đa dạng thành phần loài lan rừng ở đảo Lại Sơn và đảo Nam Du thuộc tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Trần, Tú Trinh
Hồ, Thị Phi Yến
Đặng, Minh Quân
Từ khoá: Dạng sống
Đa dạng
Đảo Lại Sơn
Đảo Nam Du
Lan rừng
Sinh cảnh
Yếu tố địa lý
Năm xuất bản: 2024
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp;Tập 13, Số 02 .- Tr.03-12
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng về thành phần loài lan rừng ở đảo Lại Sơn và đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên lan rừng ở hai đảo này có hiệu quả hơn. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại, kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên ngành về họ Lan (Orchidaceae). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 31 loài thuộc 18 chi của họ Lan, trong đó, đảo Lại Sơn có 22 loài thuộc 15 chi và đảo Nam Du có 18 loài thuộc 12 chi. Dạng sống của các loài lan rừng khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là phong lan chiếm 64,52% tổng số loài. Tất cả các loài đều phân bố trong sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá, chỉ có 12 loài được người dân địa phương gây trồng trong sinh cảnh vườn nhà. Có 30 loài đã xác định được yếu tố địa lý, phần lớn chúng có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Á. Giá trị sử dụng của các lan rừng cũng đã được xác định với 22 loài được sử dụng làm cảnh, trong số đó có 4 loài làm thuốc. Tất cả các loài lan rừng thu được đều nằm trong nhóm IIA của Nghị định 84/2021/NĐ-CP, chỉ có một loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức nguy cấp (EN).
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/112971
ISSN: 0866-7675
Bộ sưu tập: Khoa học ĐH Đồng Tháp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.27 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.184.170


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.