Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114019
Title: | Khảo sát tính nhạy cảm của vi khuẩn Salmonella đối với kháng sinh và dịch chiết tỏi |
Authors: | Bùi, Thị Lê Minh Nguyễn, Thị Thanh Ngân B2010992 |
Keywords: | Thú y |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn Salmonella đối với kháng sinh và xác định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tỏi đối với vi khuẩn Salmonella. Tính nhạy cảm của vi khuẩn Salmonella đối với kháng sinh được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy 10 chủng vi khuẩn Salmonella phân lập từ gà có tỷ lệ kháng 100% đối với các kháng sinh sulfamethoxazole/trimethoprim, ciprofloxacin, levofloxacin và đa kháng từ 4-7 loại kháng sinh với kiểu hình đa kháng phổ biến nhất là Bt+Ci+Dx+Kn+Lv (chiếm 30%). Trong khi đó vi khuẩn vẫn nhạy cảm hoàn toàn với gentamicin, cefotaxime, ceftriaxozone và ceftazidime. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của dịch chiết tỏi được xác định bằng phương pháp vi pha loãng. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) được xác định bằng phương pháp trải đĩa thạch. Kết quả cho thấy dịch chiết tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Salmonella sp. (MIC=4,46-9,38 mg/mL) và Salmonella Typhimurium ATCC 14028 (MIC=2,34-4,69 mg/mL). Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của dịch chiết tỏi đối với cả Salmonella sp. và Salmonella Typhimurium đều là 18,75 mg/mL. Tỏi ngâm trong 2 giờ ở nhiệt độ 25℃ và không sử dụng sóng siêu âm trước chiết xuất có khả năng kháng khuẩn tốt với giá trị MIC và MBC lần lượt là 3,75 mg/mL và 15 mg/mL đối với cả hai chủng vi khuẩn Salmonella Typhimurium và Salmonella sp. |
Description: | 42 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114019 |
Appears in Collections: | Trường Nông nghiệp |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.75 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 216.73.216.119 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.