Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114449
Title: | Ảnh hưởng của tỉ lệ trấu và rơm trong hỗn hợp giá thể trồng đến sự sinh trưởng, năng suất củ và hàm lượng tinh dầu gừng (zingiber officinale) trồng trong bao với điều kiện bón phân (n-p-k 18-6-18) 3 gram/bao |
Authors: | Lưu, Thái Danh Trần, Yến Linh B2107047 |
Keywords: | Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng Nông học |
Issue Date: | 2025 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Cây gừng (Zingiber officinale) là một loại cây thân thảo, một loại gia vị được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Bên cạnh các giá trị trong ẩm thực, cây gừng còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chống lại các bệnh khác nhau vì có nhiều đặc tính như kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống nôn, chống viêm, chống đông máu, chống tăng đường huyết và chống tăng lipid máu. Việc canh tác gừng trên đất có nhiều bất lợi như sự phát triển mạnh của bệnh thối củ, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và năng suất củ gừng thấp. Do vậy, giá thể trồng gừng góp phần quyết định vào sự phát triển của cây, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và sức khỏe của cây gừng trong suốt quá trình sinh trưởng với hệ thống nuôi cấy không cần đất. Những đặc tính của chất nền ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giữ nước, các chất dinh dưỡng của cây trồng, qua đó chất nền đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các quá trình trao đổi chất và tổng hợp các hợp chất sinh hóa đặc trưng. Đề tài này được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ phối trộn của hai loại giá thể (trấu và rơm) để đạt được sự sinh trưởng, năng suất củ tốt nhất và hàm lượng tinh dầu tối ưu. Các nghiệm thức được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 5 nghiệm thức khác nhau và mỗi nghiệm thức được 5 lần lặp lại. Sau 8 tháng trồng, cây gừng được thu hoạch, củ gừng được đem đi xác định ẩm độ và thực hiện quy trình ly trích tinh dầu để đánh giá kết quả. Sau khi được thu hoạch, củ gừng được mang đi rửa sạch và phơi ráo trong điều kiện tự nhiên để loại bỏ hết bụi bẩn và nước còn bám trên gừng. Tiếp theo, củ gừng được xác định ẩm độ, sau đó thực hiện quá trình ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Phần tinh dầu thu được sẽ mang đi phân thích thành phần hóa học bằng kỹ thuật sắc kí khí (GC) để xác định các hợp chất trong tinh dầu gừng. Kết quả thí nghiệm cho thấy NT5 cho năng suất củ trung bình cao nhất (1049,7g/bao) với môi trường giá thể là (100%rơm) cho thấy cây gừng sinh trưởng tốt so với các môi trường giá thể của các nghiệm thức còn lại. Khối lượng tinh dầu nhiều nhất tương ứng với NT5 (0,38g) tinh dầu và ít nhất tương ứng với NT1 với (0,17g) tinh dầu. Thành phần hóa học trong tinh dầu gồm 12 chất chính trong đó chất 1,8-Cineole, Linalool, α-terpineol, Neral, Geraniol, α-Zingiberene 9, β-Bisabolene chiếm lượng lớn trong tinh dầu gừng lần lượt là 5,00%, 14,50%, 2,70%, 5,90%, 7,00%, 2,46%, 1,80%. Nghiệm thức 5 (100%rơm) cho năng suất củ và khối lượng tinh dầu cao hơn các nghiệm thức khác (1049,7g/bao, 0,38g), vậy ta có thể trồng gừng với tỉ lệ giá thể trồng là (100%rơm) nhằm làm tăng năng suất củ và khối lượng tinh dầu củ gừng ly trích |
Description: | 56 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114449 |
Appears in Collections: | Trường Nông nghiệp |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.64 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.129.67.167 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.