Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114513
Nhan đề: Đánh giá sự tương thích của ngọn dưa lê (Cucumis melo L.) ở các kỹ thuật ghép lên gốc mướp và các loại gốc ghép họ bầu bí
Tác giả: Huỳnh, Kỳ
Võ, Thị Bích Thủy
Trần, Thị Cẩm Duyên B2108037
Từ khoá: Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng
Nông học
Năm xuất bản: 2025
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Dưa lê là một trong những loại rau ăn trái được sử dụng làm trái cây, có giá trị kinh tế cao trên thế giới và Việt Nam. Ở đồng bằng sông Cửu Long, dưa lê chủ yếu canh tác quanh năm trong nhà màng; ngoài đồng không trồng được trong mùa mưa vì bộ rễ rất mẫn cảm với ẩm độ đất cao, đặc biệt luân canh trên nền đất lúa nên nên giá bán cao trong mùa này. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định khả năng tương thích của ngọn dưa lê lên gốc mướp, bí đao và dưa gang; gồm 2 thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại. Thí nghiệm 1 gồm 7 nghiệm thức dưa lê ghép (6 nghiệm thức ghép gốc mướp với độ tuổi ngọn ghép, gốc ghép khác nhau với 2 phương pháp ghép (ghép áp, ghép nêm) và đối chứng ghép gốc dưa lê. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống ở 15 ngày sau khi ghép của nghiệm thức dưa lê 8 ngày tuổi ghép áp lên gốc mướp 12 ngày tuổi là 87,1%, cao hơn dưa lê 6 ngày ghép áp lên mướp 12 ngày. Hai tổ hợp ghép này có triển vọng được chọn để nghiên cứu tiếp (tất cả nghiệm thức dưa lê ghép mướp đều sinh trưởng thấp hơn đối chứng (dưa lê ghép dưa lê) về chiều dài thân, kích thước lá và không có khả năng cho trái nên kết thúc thí nghiệm. Thí nghiệm 2 gồm 6 nghiệm thức (2 nghiệm thức dưa lê 6 và 8 ngày tuổi khi ghép gốc mướp từ thí nghiệm 1, dưa lê 6 ngày ghép gốc bí đao, gốc dưa gang, gốc dưa lê: đối chứng 1 và không ghép: đối chứng 2). Từ kết quả thấy được tỷ lệ sống ở 10 ngày sau khi ghép là 100% ở 2 nghiệm thức dưa lê ghép mướp tương đương với gốc dưa gang, gốc dưa lê. Tất cả nghiệm thức đều bị bệnh khảm rất nghiêm trọng (trung bình tỷ lệ bệnh khảm 72,7% ở 30 ngày sau khi trồng (thời kỳ tuyển trái) phải nhổ bỏ để cách ly (do nguồn bọ trĩ từ các thí nghiệm dưa lê trồng trước, kế cận lây sang) nên không đánh giá được năng suất trái.
Mô tả: 92 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114513
Bộ sưu tập: Trường Nông nghiệp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.29 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.