Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114528
Title: Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể rơm, trấu lên sinh trưởng, năng suất củ và hàm lượng tinh dầu gừng trồng trong bao
Authors: Lưu, Thái Danh
Nguyễn, Thị Hồng Duyên B2108036
Keywords: Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng
Nông học
Issue Date: 2025
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Gừng là một loại gia vị nấu ăn quan trọng và được đánh giá cao từ thời xa xưa vì giá trị dược liệu và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hiệu quả của gừng dao động từ việc ngăn ngừa buồn nôn và nôn mửa đến phòng ngừa và điều trị nhiều loại ung thư. Ngày nay, phương pháp canh tác gừng phổ biến là trồng trong đất. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều bất lợi như sự phát triển của bệnh thối rễ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, năng suất củ thấp. Vì vậy, đã có xu hướng chuyển sang canh tác gừng trong bao nhưng vẫn chưa hoàn thiện được hệ thống kỹ thuật canh tác bởi trước đây chưa có nhiều nghiên cứu về đánh giá sự ảnh hưởng của thành phần giá thể được trộn để trồng gừng trong bao lên sinh trưởng và năng suất cũng như hiệu suất tinh dầu gừng. Từ đó, đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định tỷ lệ phối trộn giữa các giá thể (rơm và trấu) cho năng suất củ và hàm lượng tinh dầu cao nhất. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) một nhân tố với 5 nghiệm thức và 5 lần lặp lại mỗi lần lặp lại là 1 bao, được trồng với 2 hom gừng. Các nghiệm thức được thí nghiệm bao gồm NT1 (100% trấu), NT2 (75% trấu, 25% rơm), NT3 (50% trấu, 50% rơm), NT4 (25% trấu, 75% rơm), NT5 (100% rơm). Gừng được thu hoạch sau 8 tháng trồng. Tinh dầu gừng được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Thành phần hóa học của tinh dầu được phân tích bằng sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) và sắc ký khí (GC). Kết quả ghi nhận được cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về đặc tính nông học cũng như năng suất củ, hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu gừng. Nhìn chung, năng suất gừng tỷ lệ thuận với phần trăm rơm trong giá thể. Ngược lại phần trăm trấu càng cao năng suất càng thấp. Khối lượng tinh dầu gừng có xu hướng tăng theo phần trăm tỷ lệ trấu trong giá thể trồng. Kết quả cho thấy NT5 với giá thể là 100% rơm cho năng suất cao nhất 1173g trên bao và NT1 có hiệu suất tinh dầu cao nhất là 0,36% . Thành phần hóa học trong tinh dầu gồm 10 chất chính 1,8-Cineole, Linalool, α-terpineol, Neral, Geraniol, Germacrene D, α-Zingiberene, β-Bisabolene, β-Sesquiphellandrene, Nerolidol trong đó chất Linalool, α-Zingiberene, α-terpineol chiếm lượng lớn trong tinh dầu gừng
Description: 58 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114528
Appears in Collections:Trường Nông nghiệp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.49 MBAdobe PDF
Your IP: 3.129.250.3


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.