Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114599
Nhan đề: Sự biến động Na+ theo vị trí lá của giống đậu nành MT Đ 176 và FH 92-3 trong điều kiện thủy canh Nguyễn Lê Diễm Thúy, B2101192
Tác giả: Nguyễn, Châu Thanh Tùng
Nguyễn, Lê Diễm Thúy B2101192
Từ khoá: Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng
Nông học
Năm xuất bản: 2025
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi tích lũy Na+ trong lá theo vị trí của 2 giống đậu nành mẫn cảm mặn MTĐ 176 và chống chịu mặn FH 92-3 được trồng theo phương pháp thủy canh trồng trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại hai nhân tố, nhân tố (1) hai giống đậu nành và (2) 2 nồng độ 0 và 120 mM NaCl. Mặn 120 mM NaCl làm giảm sinh trưởng của hai giống đậu nành đặc biệt ở thời điểm 21 NSKG như chiều cao cây, chiều dài rễ, số lá, diện tích lá và khối lượng tươi/khô của các bộ phận trên cây, nhưng làm tăng sự tích lũy Na+ trong rễ, thân, lá dẫn đến ức chế sự hấp thu K+ ở các bộ phận này. Điều này dẫn đến tỷ lệ Na+/K+ cũng tăng khi độ mặn tăng. Có sự thay đổi về sự tích lũy Na+ trong lá theo các vị trí, cụ thể lá già và trưởng thành hơn tích lũy Na+ nhiều hơn lá non. Đặc biệt, trên giống chống chịu mặn FH 92-3 không có sự khác biệt về hàm lượng Na+ giữa các vị trí lá trong điều kiện xử lý mặn. Cơ chế chính thể hiện khả năng chịu mặn của FH 92-3 là tăng tích lũy Na+ trong bộ phận rễ cây và hạn chế vận chuyển Na+ lên các bộ phận bên trên. Có thể đánh giá thêm ở điều kiện mặn cao hơn và thời gian xử lý mặn kéo dài hơn để hiểu rõ hơn cơ chế tích lũy Na+ trong các vị trí lá của đậu nành
Mô tả: 54 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/114599
Bộ sưu tập: Trường Nông nghiệp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.23 MBAdobe PDF
Your IP: 216.73.216.119


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.